$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

CHẾT CHÍNH MÌNH ĐỂ SINH NHỮNG HẠT YÊU THƯƠNG MỚI. Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm B

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 141 | Cật nhập lần cuối: 3/20/2021 8:13:13 PM | RSS

Gioan 12, 20-33

“Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.”

Chúa Giêsu rất tuyệt vời để lấy hình ảnh tự nhiên trong đất trời, khi một hạt muốn sinh mầm mới, nó phải chết, phải bị thối rữa, để nói đến chính Người và sứ mạng Người đang lãnh nhận. Chúa Giêsu chính là “hạt” cứu rỗi được Chúa Cha gieo vào trong thế giới, để hạt đó nảy sinh ra những bông hạt mới của được cứu và hạnh phúc. Để hoàn trọn sứ mạng đã lãnh nhận từ Chúa Cha, Chúa Giêsu phải chấp nhận hy sinh chính mình, đón nhận sự vâng phục hoàn toàn theo thánh ý Chúa Cha, để sinh ra những bông hạt mới. Chúa đã bóc trần chính Người, chấp nhận tiêu hao, đau khổ để làm theo ý Chúa Cha, và để con người được sống. “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 5,8).

Mỗi người trong chúng ta cũng phải chấp nhận mục nát chính mình để sinh hoa trái, là hạnh phúc, là ơn cứu rỗi và làm nảy sinh những hạt giống tình yêu khác, trao tặng cho người khác.

Chết chính mình có nghĩa là chúng ta chấp nhận buông bỏ tất cả những gì là ích kỷ trong đời sống. Đầu tiên, mọi hành vi ích kỷ cố ý phải được gạt bỏ và tẩy chay hoàn toàn. Chúng ta phải khai tử chúng trong cuộc đời mình, để không còn là sống cho chính mình, nhưng là sống cho người khác.

Nhưng ngay cả những hành vi ích kỷ không cố ý, không tính toán trước cũng phải loại bỏ đi. Những ích kỷ không tính trước có thể liên quan đến mọi thứ trong cuộc sống mà bạn muốn nắm giữ và bám víu, đơn giản chỉ là vì bạn muốn nó cho riêng mình. Nó thể là việc chúng ta muốn giữ ai đó cho riêng mình… Tình yêu đúng nghĩa luôn là một tình yêu vị tha, và không bám víu điều gì ngoài Chúa, được Chúa soi dẫn, chỉ hướng đến điều tốt cho người khác.

Đây là cái chết thuần khiết nhất đối với bản thân mà chúng ta có thể sống. Khi sống ở mức độ yêu thương này, tức là tình yêu hoàn toàn không vị tha, thì Thiên Chúa đi vào cuộc sống của chúng ta và vào từng hoàn cảnh cụ thể của cuộc đời chúng ta, sinh ra nhiều hoa trái tốt lành. Đây là một món quà mạnh mẽ hơn bất cứ điều gì chúng ta có thể tự mình làm, bởi vì nó là kết quả của sự chết hoàn toàn đối với bản thân, được Thiên Chúa biến đổi thành sự sống mới.

Trong đời sống hôn nhân gia đình, khi người chồng, hay người vợ, và cả những đứa con muốn gia đình hạnh phúc, từng người trong gia đình đó phải biết hy sinh bản thân, phải chết đi những tính cách không hợp với chồng/ với vợ hay không làm cha mẹ hài lòng. Mỗi người phải biết chết đi những ích kỷ cá nhân, những sở thích nào đó không làm cho gia đình hạnh phúc, cũng như cả những ích kỷ ngoài dự định. Sự hy sinh, sự mất mất chính bản thân, không phải là một cách thế bi quan để rồi mất đi chính mình, trở nên nô lệ người khác, nhưng là làm cho hạnh phúc của người khác được lớn lên, và cũng làm cho chính mình được lớn lên trong tình yêu hôn nhân gia đình và trong Chúa. Cha mẹ có chết đi chính mình, mới có những hạt giống mới là hoa trái tình yêu trổ sinh nơi con cái. Và khi con cái biết hy sinh chính mình vì cha mẹ, những đứa con ấy sẽ tìm thấy hạnh phúc đang được đơm hoa kết trái trong gia đình mình.

Trong đời sống cộng đoàn tu trì, với nếp sống cộng đoàn giữa biết bao người khác biệt trong tính cách, văn hóa, sở thích, và cả kiến thức, trình độ, thân thế nơi xuất phát…luôn có đó những khó khăn, mà nếu mỗi người không dám chết đi những gì là của riêng mình, để đi vào nhịp sống chung của cộng đoàn, thì cộng đoàn đó không thể sinh hoa trái của yêu thương, tình huynh đệ sẽ bị tổn thương và cuối cùng một cộng đoàn không là nhân chứng giữa lòng đời. Thế nên, mỗi cá nhân cần có đó một ý thức thuộc về cộng đoàn, để biết chọn lựa, dám hy sinh, dám chết cho những gì là rất riêng, để cộng đoàn được phát triển và hạnh phúc, để những thành viên khác có được một đời tu, gắn bó với Chúa và trung tín trong lời khấn hứa của mình.

Ngày hôm nay, chúng ta được mời gọi CHẾT. cái chết đầu tiên mà chúng ta nghĩ về nó, là một cái chết theo nghĩa đen, mặt chữ, mà một ngày nào đó chúng ta sẽ phải trải qua. Cái chết đó không khiến chúng ta sợ hãi, co rúm và hoảng loạn trong giờ sau cùng này, nhưng đúng hơn, đó là thời khác của một sự chuyển đổi vinh quang vào cuộc sống mới, cuộc sống vinh quang bất diệt. Tiếp đến, cái chết của tinh thần, một cái chết mà chúng ta phải “tự tìm cách để chết”, lúc này và tại đây. Hãy thử xem Chúa đang muốn tôi chết như thế nào, chết cái gì để sự sống tinh thần, để hạnh phúc yêu thương được trổ hạt nhiều hơn nữa. Và nữa, tôi và bạn ý thức rằng, trong cái chết mà chúng ta dám chọn lựa và thực hiện, những món quà vinh quang của biết bao hạt mầm mới đang bắt đầu bung lên, là quà tặng của sự hy sinh mà chúng ta can đảm đón lấy.

Lạy Chúa, con dâng chính bản thân con cho Chúa và cho thánh ý Ngài một cách trọn vẹn để làm của lễ hy sinh mà Chúa muốn. Con biết mình không thệvà sẽ gặp khó khăn khi hy sinh, nên xin Chúa giúp con để con dám chọn chết cho chính mình để con có thể mang lại cuộc sống mới từ hành vi vị tha này. Xin hãy dẫn dắt con, lạy Chúa, và làm cho con biết vâng theo ý Chúa và tìm kiếm hạnh phúc cho tha nhân hơn là cho chính con. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P