$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

“Lực đẩy Thánh”. Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần II Phục Sinh

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 94 | Cật nhập lần cuối: 4/13/2021 8:46:17 AM | RSS

Gioan 3, 7b-15

“Ông Nicôđêmô hỏi Người: “Làm sao những chuyện ấy có thể xảy ra được?” Đức Giêsu đáp: “Ông là bậc thầy trong dân Ít-ra-en, mà lại không biết những chuyện ấy! Thật, tôi bảo thật ông: chúng tôi nói những điều chúng tôi biết, chúng tôi làm chứng về những điều chúng tôi đã thấy, nhưng các ông không nhận lời chứng của chúng tôi.”

Trong Tin Mừng, chúng ta biết về một Nicôđêmô là người thuộc phái Pharisiêu thời Chúa Giêsu, nhưng ông là người duy nhất, cuối cùng, đã có cuộc biến đổi để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, và hôm nay, được xem như là một vị thánh. Ngoài ra, còn có những người nhiệt thành khác thuộc nhóm Pharisiêu cũng được “sinh lại”, trở thành Kitô hữu là Saolê và Gamaliel.

Nếu nhìn lại toàn bộ những cuộc gặp gỡ giữa Giêsu và người Pharisiêu, chúng ta thấy rằng, hầu hết họ đến với Chúa Giêsu để chống đối lại những lời giảng dạy của. Họ liên tục tìm cách chống lại hay gài bẫy Đức Giêsu, để có cớ kết tội Người. Vì thế, sự chống đối của những người Pharisiêu, cuối cùng đã dẫn đến bản án và cái chết của Chúa Giêsu. Ở góc độ nào đó, chúng ta nhận ra có đó một “chiến lược” chung, một áp lực chung cho việc phải chống đối Đức Giêsu, mà có thể, trong giới Pharisiêu, ít có người làm khác hơn “đồng đạo” của mình. Để rồi, chúng ta có thể hiểu đây là bối cảnh đọc lại bản văn Tin Mừng hôm qua (Gioan 3, 1-7), và hôm nay về cuộc gặp gỡ giữa Nicôđêmô và Chúa Giêsu.

Ắt hẳn Nicôđêmô có những bối rối về Chúa Giêsu, nên mới đến gặp Người ban đêm – và trong Tin Mừng Gioan, đã cho thấy ông là người đã đến gặp Chúa Giêsu ba lần (x. Ga 3,1-12; 7,48-52; 19,39-40).

Đoạn Tin Mừng hôm nay vẫn tiếp tục cuộc đối thoại, chất vấn về việc “được sinh ra từ ơn trên” một lần nữa. Nicôđêmô đã thắc mắc “làm sao một người lại có thể sinh lại”, và Chúa Giêsu đã khiển trách ông về điều đó. “Ông là bậc thầy trong dân Ít-ra-en, mà lại không biết những chuyện ấy! “

Thế nhưng, những lời khiển trách của Chúa Giêsu với Nicôđêmô không phải là một lời kết án như Chúa đã từng nói “Khốn cho các ngươi…”, đúng hơn, đó là lời khiển trách đẩy ông tới việc thay đổi, dịch chuyển tâm hồn, trí óc từ câu hỏi sang niềm tin vào Chúa Giêsu. Và đây là chìa khóa để chúng ta hiểu chặng biến đổi này nơi Nicôđêmô. Vì Nicôđêmô không đến với Chúa Giêsu để gài bẫy, kết án, nhưng là để tìm hiểu, để giải đáp những gì ông thắc mắc về lời dạy của Chúa Giêsu và con người của Ngài. Thế nên, chúng ta hiểu thêm được sự can đảm và ý ngay lành của Nicôđêmô và sự táo bạo trong yêu thương của Chúa Giêsu dành cho Nicôđêmô.

Chính Chúa Giêsu biết Nicôđêmô có đó một sự mở ra với Ngài, nên Chúa đã thử thách ông để dẫn đưa ông đến sự thật, đến với cuộc sinh lại từ ơn trên, vì ngài biết Nicôđêmô cần đến một” lực đẩy thánh” để làm nên cuộc biến đổi. Để rồi, ông đã trở thành môn đệ của Chúa.

Chúng ta cũng vậy, để có được một sự biến đổi trong tâm hồn, chúng ta cần có một “lực đẩy thánh” từ Chúa. Chính Chúa sẽ là nguồn lực để đẩy chúng ta đi tới sự thay đổi, bằng cách nào Chúa biết rõ nhất, có thể là những thử thách mà Chúa dùng để giúp cho chúng ta được biến đổi. Nhưng để có được “lực đẩy thánh” từ Chúa, trước hết, đòi chúng ta phải có một tâm hồn mở ra với ý ngay lành, sự can đảm – giống như Nicôđêmô - chạy đến với Chúa và đối thoại với Người trong khiêm tốn và phó thác.

Lạy Chúa là tất cả sức mạnh của con. Nếu Chúa biết con cần có những thử thách để có thể thay đổi đời mình, xin Chúa làm nơi con, nhưng xin Chúa cũng ở đó với con, để nhờ “lực đẩy thánh” từ Chúa, con mới thực sự có được cuộc sinh lại từ ơn trên, để được hạnh phúc trong Ngài và trong cuộc đời của con. Amen.


Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P