$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi Năm B

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 150 | Cật nhập lần cuối: 5/29/2021 6:53:26 PM | RSS

(Mt.28,16-20)

Đoạn Tin Mừng hôm nay là những câu cuối cùng của thánh ký Mathêu, nói về việc Chúa mạc khải – trao sứ mạng và lời hứa. Tuy chỉ có vỏn vẹn 5 câu nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa. Chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây:

1. Nơi gặp gỡ (c.16)

Thánh Mathêu diễn tả là Chúa Giêsu hẹn gặp 11 Tông đồ ở một ngọn núi, nhưng không nói tên mà chỉ nói ở Galilê. Đối với Mathêu thì núi nào không quan trọng, nhưng trên núi là quan trọng, vì nó liên hệ đến mạc khải về quyền. Như trong Mt.5,1 Chúa Giêsu trao ban lề luật mới trên núi, đó là Bát Phúc. Giống như xưa Thiên Chúa ban lề luật cho Moisen để ông truyền lại cho dân nơi hai bia đá cũng ở trên núi. Quyền mà Chúa Giêsu lãnh nhận từ Cha, quyền trên tà ma, bệnh tật và làm phép lạ hóa bánh nuôi dân (x.Mt.15,29-39), và trên núi Chúa Giêsu mạc khải Ngài là Con Thiên Chúa (x.Mt.17,1-8), nên giờ đây, Ngài trao tất cả những quyền đó cho các môn đệ, để các ông đi thâu nạp muôn dân, làm cho họ trở thành môn đệ của Ngài. Vì thế, Mathêu xử dụng núi cao như nơi mạc khải Đức Giêsu là ai, hay quyền của Đức Giêsu.

2. Phản ứng của các Tông đồ (c.17)

Các ông bái lạy Chúa Giêsu. Với Mathêu phục lạy là hiển nhiên vì biến cố Phục Sinh của Chúa Giêsu được coi như một sự kiện đã được chấp nhận, nên khi các ông được hẹn trước để leo lên ngọn núi ấy, thì tin hay hồ nghi, các ông vẫn phục lạy. Việc phục lạy chứng tỏ tin nhận Ngài là vua, là người có quyền trên bệnh tật (x.Mt.8,2), hoặc nhìn nhận Ngài là Con Thiên Chúa (x.Mt.14,33). Ở các Thánh ký khác thì Con Thiên Chúa hiểu theo nghĩa rộng, còn Mathêu phài hiều Con Thiên Chúa với cái nhìn sau Phục Sinh như đã nói ở trên. Ngoài ra, ở đây Mathêu còn muốn nói đến quyền của các Tông đồ, nghĩa là Mathêu biện minh cho quyền của các ông, nên đoạn này mang tính Giáo Hội học hơn là Kitô học.

3. Cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu (c.18-20)

Một lần nữa Chúa Giêsu xác định Ngài được trao quyền từ Cha, Ngài làm chủ mọi loài trên trời lẫn dưới đất. Và Chúa Giêsu không chối từ quyền mà Cha trao phó, Ngài đã làm chủ với con đường không phải của một vị vua trên ngai nắm trong tay quyền sinh sát, nhưng làm chủ với con đường của người tôi tớ. Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa cũng trao cho con người quyền làm chủ vũ trụ, nhưng Adam đã làm chủ trong sự kiêu ngạo nên đã bị Thiên Chúa phế bỏ. Còn chúng ta hôm nay thì sao? Có con đường của Adam, của Satan, của Chúa Giêsu? Chúng ta chọn con đường nào? Thật ra, con người nếu muốn làm chủ vũ trụ đúng nghĩa và làm đẹp lòng Thiên Chúa, chúng ta cũng phải theo con đường của Đức Giêsu đã đi, đó là con đường Thập giá, con đường của người tôi tớ thì mới đạt được kết quả.

  • Chúa Giêsu trao sứ mạng : Thu nạp môn đệ

Nghĩa là làm cho họ trở thành môn đệ, những người theo Đức Giêsu và chấp nhận đi con đường đau khổ, phải từ bỏ của cải, thân nhân, chính mình và chấp nhận bách hại. Sứ mạng này Chúa trao cho mọi Kitô hữu, chứ không riêng gì các vị có chức thánh trong Giáo Hội. Bổn phận hiện nay của Kitô Hữu, không chỉ làm cho người ta trở thành môn đệ Chúa, với Bí tích Thánh Tẩy nhân danh Ba Ngôi, mà còn phải tìm cách làm cho những người đã bỏ Chúa, chỉ có danh Kitô hữu mà không có thực, phải giúp họ trở lại với Giáo Hội. Đó là trách nhiệm, là sứ mạng của người Kitô hữu hôm nay.

  • Lời hứa :Thầy sẽ ở cùng anh em
  • Mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm quan trọng, vì từ mầu nhiệm này mới có các mầu nhiệm khác. Tuy nhiên để hiểu về mầu nhiệm Ba Ngôi không dễ, như chúng ta đã được biết câu chuyện của thánh Augustine trên bãi biển. Dẫu vậy, Chúa đã hứa “sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”. Sự hiện diện của Chúa Giêsu chính là sự hiện diện của Thần Khí. Chúa Giêsu ra đi chẳng qua là Ngài đổi cách hiện diện. Chúng ta phài thấy Ngài đang hành động trong vũ trụ, và phải bỏ thái độ đứng nhìn trời, luyến tiếc Chúa Giêsu quá khứ với hình hài, mà phải làm quen với cách hiện diện mới, và Ngài hứa sẽ ở cùng, thì Ngài sẽ giúp chúng ta hiểu được những mầu nhiệm, như xưa Ngài đã giúp các Tông đồ. Chả thế mà Hội Thánh đã làm cho con cái mình biết làm dấu Thánh giá trước mọi công việc, nhân danh Ba Ngôi để hành xử và suy nghĩ đó sao !

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đến trần gian để cứu độ chúng con và mạc khải cho chúng con về mầu nhiệm Ba Ngôi. Đây là mầu nhiệm trung tâm của đức tin và cũng là nguồn mạch của các mầu nhiệm khác và là ánh sáng chiếu soi các mầu nhiệm ấy. Xin cho chúng con nhớ rằng nhờ Chúa Thánh Thần, chúng con được kết hợp với Chúa Cha trong tư cách là con, đến độ chúng con có thể sung sướng kêu lên gọi Ngài bằng tiếng “Cha ơi!” trìu mến, và chúng con được gia nhập vào gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi.

Nt. Maria Tăng thị Thiêng op