$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Lễ Thánh Phê rô và Phao Lô Tông đồ: Trích bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 377 | Cật nhập lần cuối: 6/29/2018 9:07:57 AM | RSS

Tôi muốn đưa ra ba suy nghĩ về Thánh Phê rô, được hướng dẫn bởi cụm từ “khẳng định”. Đức Giám mục Rome được kêu gọi để xác nhận điều gì?

1.Thứ nhất, khẳng định về niềm tin. Tin Mừng nói về việc tuyên xưng của Phêrô “Thầy là Đức Ki tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16), một lời tuyên xưng không đến từ Phê rô nhưng là đến từ Cha của chúng ta, Đấng ngự trên trời. Vì lời tuyên xưng này, Đức Giê su đáp lại “Con là Phê rô, và trên tảng đá này, Thầy sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy” (c.18). Trong vai trò, phục vụ Giáo Hội của Phê rô, được thiết lập dựa trên việc tuyên xưng niềm tin của Phêrô nơi Đức Giêsu, Con Thiên Chúa Hằng sống, được thực hiện nhờ bởi ân sủng từ trên cao ban xuống. Trong phần thứ hai của Tin Mừng, chúng ta thấy sự nguy hiểm của suy nghĩ trong các thuật ngữ thuộc về thế gian. Khi Đức Giêsu nói về cái chết và sự sống lại của Ngài, con đường của Thiên Chúa, con đường chẳng hề tương xứng với con đường của quyền lực, xác thịt và máu lai nổi lên trong Phêrô: “Ông kéo Đức Giêsu ra nơi khác và bắt đầu trách Người…Đừng để chuyện này xảy ra với Thầy” (16,22). Câu trả lời của Chúa Giê su xem ra rất nặng nề, khắc nghiệt: “Satan, lui ra đằng sau! Anh cản lối Thầy” (c.23) Bất cứ khi nào chúng ta để suy nghĩ của mình, cảm xúc của chúng ta hay logic của sức mạnh con người lôi kéo, chiếm ưu thế, và chúng ta không để mình được hướng dẫn bởi đức tin, bởi Thiên Chúa, thì chúng ta trở thành những trở ngại cản đường. Tin vào Đức Ki tô là ánh sáng cho cuộc đời của chúng ta như là các Ki tô hữu và như là các thừa tác viên trong Giáo Hội.

2. Khẳng định về tình yêu. Trong bài đọc hai, chúng ta nghe những lời cảm động của Thánh Phao lô “Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin” (2 Tm,4,7). Nhưng đó là cuộc thi đấu nào? Đó không phải là một cuộc thi đấu trong những cuộc thi đấu với những vũ khí của con người, cuộc thi đấu buồn bã tiếp diễn gây nên máu ở khắp nơi trên thế giới, đung hơn, đó là một cuộc chiến đấu của sự tử đạo. Thánh Phao lô có một thứ vũ khí trong cuộc thi đấu đó: sứ điệp của Đức Ki tô và quà tặng là toàn bộ đời sống của thánh nhân dành cho Đức Ki tô và cho những người khác. Nói một cách chính xác rằng chính sự sẵn sàng này đã khiến thánh nhân làm cho chính ngài mở ra, với tư cách cá nhân, chịu thiêu đốt vì Tin Mừng, làm cho chính bản thân ngài trở nên tất cả cho mọi người, rất rộng lượng, mang đến cho thánh nhân sự tín nhiệm và xây dựng Giáo Hội. Đức Giám Mục thành Rôma được kêu mời để cho chính ngài được sống và củng cố cho anh chị em của ngài trong tình yêu này, tình yêu vì Đức Kitô và vì tất cả mọi người khác, tình yêu không hề có sự phân biệt, có giới hạn hay những rào cản.

3. Khẳng định về sự hiệp nhất. Ở đây, tôi muốn suy tư về một khoảng khắc trong nghi thức mà chúng ta đã thực hiện. Dây Pallium là một biểu tưởng của sự hiệp thông với Đấng Kế Vị Thánh Phê rô, “ nguyên lý cùng nền tảng vĩnh cửu và hữu hình của hiệp nhất đức tin và hiệp thông” (Ánh sáng muôn dân- Lumen Gentium, số 18). Các Hiền huynh thân mến, sự hiện diện của Hiền Huynh hôm nay, là dấu chỉ cho thấy rằng sự hiệp thông của Giáo Hội không có nghĩa mang tính đồng nhất. Công đồng Vatican II, khi nói về cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, tuyên bố rằng Thiên Chúa “đã tổ chức các tông đồ theo cách thức một cộng đoàn, nghĩa là một nhóm người kiên vững; Người chọn Phêrô, một người trong số họ, làm đầu cộng đoàn ấy” (Ánh sáng muôn dân- Lumen Gentium, số 19). Và điều này vẫn tiếp tục “Gồm nhiều phần khác nhau, cộng đoàn giám mục diễn tả đặc tính đa dạng và phổ quát của Dân Thiên Chúa; “ (sách đã dẫn số 22). Trong Giáo Hội, sự khác biệt, tự bản chất là một kho tàng to lớn, luôn luôn được đặt trong sự hài hòa của sự hiệp nhất, giống như một bức tranh vĩ đại, mà trong đó, mỗi mảnh nhỏ được ghép lại với những mảnh khác như phần của kế hoạch vĩ đại của Thiên Chúa. Điều này sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta làm việc, luôn luôn vượt qua mọi xung động gây thương tích cho thân mình của Giáo Hội. Hiệp nhất trong những khác biệt của chúng ta: đó là con đường của Đức Giêsu. Dây Pallium, trong khi là một dấu chỉ của sự hiệp thông với Giám Mục Rô ma và với Giáo Hội Hoàn vũ, cũng cam kết mỗi người trong Hiền Huynh là một tôi tớ của sự hiệp thông.

Thú nhận với Chúa bằng cách để Thiên Chúa dạy dỗ chính bản thân mình, để được tiêu hao nhờ bởi tình yêu dành cho Đức Ki tô và Tin Mừng của Người, để trở nên những tôi tớ của sự hiệp nhất. Các Giám mục Anh Em thân mến, những điều này là những nhiệm vụ mà hai Thánh Tông đồ Phê rô và Phao lo tin tưởng ở nơi mỗi người chúng ta, vì thế, hãy để những điều đó có thể được tồn tại, sống nơi mỗi người Ki tô hữu. Xin Mẹ Maria rất thánh, Mẹ Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta và đồng hành với chúng ta luôn mãi nhờ lời chuyển cầu của Mẹ. Lạy Nữ Vương các Tông đồ, xin cầu cho chúng con. Amen.

Biên dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, OP

Nguồn: https://www.catholicworldreport.com (2013)