$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Lễ Thánh Marco- Tác giả sách Tin Mừng

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 274 | Cật nhập lần cuối: 4/25/2018 7:13:54 AM | RSS

Mc 16,15-20

“Anh em hãy đi khắp tứ phương, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (c.15)

Bruce Beresford là một trong những đạo diễn phim thành công nhất của Úc. Trong số các bộ phim được biết đến rộng rãi hơn của tác giả là Breaker Morant và Driving Miss Daisy. Nhưng một trong những bộ phim khó nhất mà anh từng làm là Black Robe. Bộ phim kể về câu chuyện của những người truyền giáo Dòng Tên Pháp làm việc trong số những người Ấn Độ ở Quebec.

Thời tiết mùa đông lạnh lẽo của Saguenay-Lac St Jean tạo ra một cơn ác mộng quản trị. Nhưng thách thức lớn nhất của Beresferd không phải là thời tiết và tính chính xác của vai diễn lịch sử nhưng là làm sao cho những người xem phim ngày nay được thôi thúc và đáng động từ việc truyền giáo của linh mục đó. Theo Beresferd: “Vị linh mục luôn nghĩ về việc đưa mọi người vào thiên đàng. Đây là một khái niệm rất ít người ngày nay coi trọng. Công việc của tôi là thuyết phục khán giả rằng điều này là quan trọng. ”

Từ khi bắt đầu sứ vụ cho đến ngày hôm nay, Giáo Hội không ngừng thi hành sứ vụ truyền giáo và nhắc nhở mọi thành phần trong Giáo Hội cần truyền giáo một cách cụ thể, chứ không phải chỉ bằng những lời nói, nhưng còn bằng gương sống.

Truyền giáo, không gì khác hơn là thông truyền cho con người, cho những người đang sống xung quanh chúng ta nhận ra được tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa qua chính cung cách sống của từng người trong chúng ta đối với họ. Từ đó, khi họ nhận ra, họ sẽ tìm kiếm con đường để đến với Thiên Chúa, tin vào Ngài, và dĩ nhiên, họ sẽ được dẫn tới Thiên Đàng, hạnh phúc đích thực.

Nhưng nhiều khi, chúng ta đã lãng quên sứ vụ này của chính mình. Chúng ta thờ ơ và không màng chi đến việc truyền giáo và cho đó là công việc của người khác, chứ không phải tôi. Và vì thế, chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm về sự thiếu sót của bản thân trong sứ vụ truyền giáo.

Nếu chúng ta ý thức được sứ vụ truyền giáo của mình, chúng ta sẽ ra khỏi sự “an toàn” bản thân, ra khỏi những điều kiện tiện nghi, thoải mái, ra khỏi “chiếc ghế bành” của mình để ra đi truyền giáo dưới tác động của Chúa Thánh Thần.

Truyền giáo, gắn với sự chuyển động, nghĩa là luôn “bước đi” về phía trước, sẵn sàng chấp nhận rủi ro để Tin Mừng được đi đến mọi nơi. Amen.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P