$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

LỄ CHÚA BA NGÔI: CHA ,CON VÀ THÁNH THẦN.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 328 | Cật nhập lần cuối: 5/27/2018 9:17:22 AM | RSS

Mt 28, 16-20

Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm của sự mặc khải. Nếu Thiên Chúa không làm người, trong Đức Giêsu, thì nhân loại, mỗi người chúng ta không thể biết được Thiên Chúa có Ba Ngôi Vị.

Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cũng là mầu nhiệm đức tin khi chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính “Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời”, nghĩa là Chúa Con được nhiệm sinh bởi Chúa Cha, còn Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con mà ra.

Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cũng là mầu nhiệm tình yêu. Tình yêu giữa Cha, Con và Chúa Thánh Thần như Gioan tuyên xưng”Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8).

Hiểu được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là điều thật khó khăn, bởi lẽ, ngôn ngữ và sự hiểu biết của nhân loại mang tính giới hạn sẽ chẳng thể nào diễn tả nổi sự vô hạn và mầu nhiệm nơi Thiên Chúa.

Nhưng không vì thế mà đức tin của chúng ta vào Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi thật lỏng lẻo, nhưng trái lại, với quà tặng đức tin Thiên Chúa trao ban, chúng ta xác tín và vẫn tuyên xưng cách mạnh mẽ rằng “Con tin, lạy Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.

Chúng ta tin vững chắc khi dựa vào Giáo lý được trình bày rõ ràng trong Tân Ước:

  1. Truyền Tin (Lc 1,26-38): trình thuật cách Chúa Cha đã sai Sứ thần Gabriel đến với Mẹ Maria để loan tin với Mẹ rằng, Chúa Thánh Thần sẽ “ngự xuống” trên Mẹ, và rằng, “Quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà”, và “Vì thế, Người con Bà sinh ra sẽ được gọi thánh, Con Thiên Chúa”.
  2. Trong biến cố Phép Rửa của Chúa Giêsu (Mt 3,16-17), Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trên Chúa Giêsu dưới hình chim bồ câu, trong khi đó, tầng trời mở ra và tiếng Chúa Cha phán “Này là con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người” (Lc 4,22).
  3. Trong Tin Mừng Gioan, từ chương 15-18, Thánh sử đã trình bày thật chi tiết lời giáo huấn của Chúa Giêsu về Chúa Thánh Thần.
  4. Trong sứ mạng rao giảng của Chúa Phục Sinh cho các môn đệ, Chúa Giêsu Phục Sinh đã truyền lệnh cho họ đi rao giảng và làm phép rửa cho muôn dân “Nhân danh Cha, Con và Chúa Thánh Thần”. ( Mt 28,20; Ga 10,30).

Tin vào Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi chưa đủ, nhưng Thiên Chúa còn mời gọi chúng ta hãy sống đức tin ấy trong đời sống, hoàn cảnh cụ thể của từng người chúng ta.

  • Tôn trọng bản thân và người khác: Niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi giúp chúng ta ý thức, thân xác chúng ta và nơi người khác chính là đền thờ để Chúa Ba Ngôi ngự trị. Vì thế, Thiên Chúa mong muốn chúng ta sống thanh khiết, công bằng, bác ái và có lòng thương xót với anh chị em mình. Và không chỉ tôn trọng bản thân chúng ta, nhưng Thiên Chúa tha thiết mời gọi chúng ta cũng tôn trọng thân xác tha nhân, như những ngôi đền thờ sống động của Chúa Thánh Thần.
  • Cần phải nhận thức được chính Thiên Chúa là nguồn sức mạnh, đỡ nâng và sự can đảm của chúng ta. Chính sự nhận thức về sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời sẽ mang lại cho chúng ta sức mạnh để đối mặt với những nghịch cảnh, vượt qua được những thử thách, ngay cả những khủng hoảng về đức tin mà chúng ta có thể gặp phải.
  • Lấy khuôn mẫu Chúa Ba Ngôi thành mẫu gương cho các gia đình: Giữa những bất ổn và khủng hoảng trong các gia đình hiện nay, việc xây dựng và làm lớn lên một sự hiệp nhất, yêu thương, sống cho nhau nơi các gia đình đang trở thành những khó khăn và thách đố. Vì thế, cho dẫu gia đình có gặp những nguy biến có thể dẫn đến tan vỡ, rạn nứt, mỗi thành viên trong gia đình hãy vẫn cứ nuôi hy vọng, cố gắng hết sức để thay đổi chính mình trước, trước khi thay đổi gia đình của chính mình. Việc lấy khuôn mẫu sự hiệp nhất, yêu thương nơi mầu nhiệm Ba Ngôi cho gia đình phải khởi đi từ việc mọi thành viên trong gia đình cần quay về một đời sống tâm linh có chiều sâu, gắn kết với Thiên Chúa bằng những giờ kinh nguyện chung. Từ đó, họ mới có thể “thấm” được sự yêu thương từ Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và đưa vào trong gia đình mình.
  • Được kêu gọi để “biến đổi” các mối quan hệ của chúng ta trong bóng hình của Ba Ngôi: Được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, có khả năng yêu thương và trao ban, Thiên Chúa Ba Ngôi mời gọi mỗi người chúng ta hãy làm cho các mối quan hệ trong đời sống của chúng ta thấm đẫm “hình ảnh của Ba Ngôi”: hiệp nhất, yêu thương, cho đi và sinh hoa trái.

“ Lạy Chúa Ba Ngôi Chí Thánh đang sống trong con, xin cho con được ca ngợi, thờ lạy, tôn sùng và yêu mến Ba Ngôi. Xin Chúa Con hãy dẫn đưa con đến Chúa Cha qua Chúa Thánh Thần, để con sống được với Chúa Ba Ngôi mãi muôn đời Amen.”- Thánh Phanxicô Xaviê.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P