$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Hiệp thông: một dấu chỉ của việc sống Thánh Thể hằng ngày. Suy niệm Lễ Mình Máu Thánh Chúa.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 382 | Cật nhập lần cuối: 6/23/2019 8:51:15 AM | RSS

Hằng ngày, hằng tuần, khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta đều có cơ hội để rước lấy Chúa Giêsu vào trong tâm hồn dưới hình bánh rượu là Thân Thể và Máu của Người. Thánh Thể giới thiệu cho chúng ta về sự hiệp thông thực sự với Chúa Giêsu và mầu nhiệm của Ngài.

Tuy nhiên, bao lần rước lễ, bao lần Chúa đến thật và ngự thật trong tâm hồn, chúng ta có cảm nhận mình đang có Chúa và khao khát xin Chúa biến đổi mình trở nên giống Chúa?

Có khi nào chúng ta tự hỏi mình về mối tương quan giữa Thánh Thể và cách chúng ta sống mầu nhiệm Thánh Thể trong cuộc đời mình, cũng như giữa Giáo Hội và từng thành viên, mỗi một Kitô hữu đang diễn ra như thế nào hay không?

Có lần nào chúng ta tự cật vấn lại mình, tôi đã sống Thánh Thể trong đời mình ra sao hay không?

Khi chúng ta đi tham dự Thánh Lễ, ngày Chúa Nhật và cả ngày thường, tôi có khao khát muốn được rước lễ, muốn Chúa đến với mình, và mong muốn trở thành như Chúa, thành tấm bánh bẻ ra, trao ban cho tha nhân hay không?

Nếu Thánh Thể là bí tích của hiệp thông, thì tôi xét lại cách sống của mình với tha nhân, tôi có thực sự hiệp thông, hiệp nhất với Giáo Hội, với tha nhân ra sao. Bởi khi rước Chúa, chúng ta lãnh nhận luôn cả ơn thánh để sống hiệp thông với Chúa và với nhau, như Kinh Tiền Tụng Thánh Thể nói đến “Chúng con nài xin Chúa cho chúng con khi thông phần Mình và Máu Đức Kitô, được quy tụ nên một nhờ Chúa Thánh Thần.” Công thức này cho thấy rõ ràng hiệu quả của Bí tích Thánh Thể: là sự hiệp nhất của các tín hữu trong sự hiệp thông với Giáo Hội. Như thế Bí tích Thánh Thể tỏ hiện là nền tảng của Giáo Hội – mầu nhiệm hiệp thông.

Do vậy, khi tham dự Thánh Lễ, rước Chúa, tôi có để Thánh Thể dẫn tôi đi đến gặp gỡ anh chị em của mình qua nhiều khuôn mặt, cảnh đời của người già, người trẻ, người nghèo, người bất hạnh, người đau khổ, những người bị bỏ rơi, người đang khóc, những gia đình đang gặp nhiều thử thách, đau khổ? Tôi có nhận ra khuôn mặt của Chúa nơi những anh chị em khốn khó ấý trên con đường tôi đang đi?

Và chẳng ở đâu xa, ngay trong chính gia đình của mình, chúng ta có thực sự để Thánh Thể trở thành trung tâm, là mầu nhiệm của sự liên kết giữa chồng – vợ, cha mẹ với con cái – giữa anh chị em với nhau hay không? Khi mà hôn nhân đang ngày càng bị đe dọa bởi những trào lưu ly dị, ly thân một cách dễ dãi, khi mà sự chung thủy bị coi rẻ bởi chủ nghĩa cá nhân, hưởng thụ…thì cách chúng ta sống Thánh Thể mỗi ngày có trở thành dấu chỉ rõ nét để gia đình mình là dấu chứng của sự hiệp thông, hiệp nhất, chung thủy và yêu thương nhau hay không?

Và nơi mỗi cộng đoàn dòng tu, cơ hội rước Chúa hằng ngày có làm cho người tu sĩ thực sự sống được sự hiệp thông, hiệp nhất trong sự đa dạng của cộng đoàn, nơi quy tụ nhiều cá tính, sở thích, quan điểm khác nhau hợp thành một cộng đoàn tu, phục vụ Thiên Chúa và mọi người hay không?

Chỉ lặng thinh, suy niệm một chút thôi về chiều kích hiệp thông trong Thánh Thể…mới thấy con cần phải xin Chúa tha thứ bởi con đã chưa thực sự sống Thánh Thể cách tròn đầy trong mỗi ngày của đời sống con. Xin giúp con, và xin biến đổi con, lạy Chúa.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P