$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
SUY NIỆM LỜI CHÚA
»

Chúa Nhật Lễ Mình Thánh Chúa Năm B

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 158 | Cật nhập lần cuối: 6/5/2021 7:35:15 PM | RSS

BÁNH TRƯỜNG SINH

(Mc.14,12-16;22-25)

Bài Tin Mừng của lễ Mình Thánh Chúa hôm nay được ghép bởi hai phân đoạn khác nhau, và khi đọc đoạn Tin Mừng này, chúng ta có cảm tưởng việc Chúa Giêsu chuẩn bị cũng như cuộc ăn mừng bửa Tiệc ly của Chúa và các môn đệ như đã được sắp xếp, hình như Chúa Giêsu làm chủ tình hình và biết trước mọi sự ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

  1. Chuẩn bị (c.12-16):

Ngài thấy rõ những việc sẽ xẩy ra nên chủ động dọn lễ, điều động các môn đệ, và cả gia chủ, cùng phân phối công việc cho mọi người dọn mừng lễ.

Ngài biết trước hết mọi sự: Điều này chúng ta thấy bàng bạc trong cả đoạn văn và sẽ thấy nó được khẳng định qua những đoạn khác nữa.

Khi thuật lại như thế, Tin Mừng Marcô cũng như các Tin Mừng khác, muốn nhấn mạnh rằng Đức Giêsu biết rõ cái chết của Ngài và Ngài làm chủ về cái chết đó. Như chúng ta đã thấy Ngài báo trước về cái chết của Ngài cho các môn đệ nhiều lần, và Ngài cũng biết trước việc Giuda làm phản (14,17-21); các tông đồ vấp ngã (14,26-27), Phêrô chối Thầy (14,29-31) cả việc sẽ xẩy ra sau khi Ngài chết.

Marcô nhấn mạnh điều đó để cho độc giả hiểu rằng : Cái chết của Chúa Giêsu là cái chết tự nguyện, hiến thân để đóng dấu giao ước giữa Thiên Chúa và loài người.

  1. Bữa tiệc ly (c.22-26)

Cử chỉ : cầm lấy, đó là hành động làm chủ; bẻ ra, trao cho các môn đệ nói lên việc Ngài hiến thân. Trong bữa tiệc ly Chúa Giêsu dùng bánh mà không dùng thứ khác, vì bánh là để cho người khác chứ không cho chính nó, giúp cho người khác ăn no. Cũng vậy Chúa Giêsu là con người sống cho người khác, chết cho người khác. Đặc điểm của Ngài là “cho người khác”. Đây là nét thuộc bản thể của Ngài. Hiện hữu của bánh là cho người ta ăn, nếu không thì nó không còn là bánh. Để trở thành bánh nó phải bị nghiền nát 2 lần. Lần nhất từ hạt mì biến thành bột, lần 2 từ bột trở thành bánh. Chúa Giêsu cũng trải qua hai quá trình nghiền nát như vậy: Ngài đã vét rỗng mình khi nhập thể làm người (x.Phil.2,6) và chấp nhận cái chết trên thập giá. Vì thế, Bánh biểu tượng cho Chúa Giêsu.

  1. Bánh trường sinh

Chính vì yêu thương và để cứu độ nhân loại, Chúa Ki-tô đã có sáng kiến hiến mình làm của ăn nuôi sống con người. Về thể lý con người cần ăn để sống, thì về mặt tâm linh nó cũng cần được nuôi dưỡng bằng thần lương là Mình Máu Thánh Ngài. Trong tình yêu lớn lao và khiêm hạ thẳm sâu, Chúa đã thiết lập Bí tích Thánh Thể để ở lại với con người, và thực hiện điều Chúa hứa “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Chúa tha thiết mời gọi con người tới tham dự bữa tiệc ấy, bữa tiệc yêu thương, để thân Mình Ngài kết hiệp với con người. Tấm bánh bẻ ra và trao ban cho muôn người, tấm bánh đó là Bánh Trường sinh để nuôi con người khi còn sống tại thế, đồng thời là của ăn trên đường về trời. Chúng ta trong ngày nếu không được rước Chúa thật, thì vẫn có thể rước lễ thiêng liêng nhiều lần. Bí tích Thánh Thể vẫn mãi là một thách đố đối với con người. Nhiều người chối từ không tin, nhưng nhiều người khác chấp nhận tình yêu Chúa và Chúa nên nguồn sống biến đổi đời chúng ta với đầy hoa trái thánh thiện.

Lạy Chúa Giêsu, trong bữa Vượt Qua, Chúa đã lập Bí tích Thánh Thể, trao hiến chính Mình và Máu Ngài cho nhân loại, để tiếp tục hy lễ Thập Giá, và Chúa là Thượng tế đã dùng máu mình tẩy xóa nhân loại khỏi tội, và đưa giao ước Sinai đến thành toàn trong giao ước mới nhờ máu Ngài đổ ra. Để sống những giây phút thiêng liêng và thân mật với Chúa chúng con muốn đến phòng tiệc ly. Chúng con muốn nghe lại những lời trăn trối yêu thương, muốn chiêm ngắm những cử chỉ ân cần khi Chúa cầm bánh bẻ trao cho các môn đệ, và ký kết Giao Ước mới, Chúa cầm lấy bánh...chén rượu và nói : “Này là Mình...là Máu Ta, Máu Giao Ước sẽ đổ ra cho nhiều người”. Xin Bí tích Thánh Thể là tột đỉnh và nguồn mạch của đời sống Kitô hữu chúng con, khiến lòng chúng con kinh ngạc và mở rộng đón nhận Bánh Trường sinh là chính Chúa. Xin tình yêu và sự hiện diện của Chúa chạm đến chúng con, giúp chúng con sống tâm tình của tấm bánh để cho người khác và vì người khác.

Nt. Maria Tăng thị Thiêng op