$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Cộng đoàn
»

Hội Dòng Tĩnh tâm tháng 01/2021 : QUẢN TRỊ THEO LINH ĐẠO ĐA MINH

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 238 | Cật nhập lần cuối: 1/16/2021 8:48:39 PM | RSS

Hội Dòng Tĩnh tâm tháng 01/2021 : QUẢN TRỊ THEO LINH ĐẠO ĐA MINH

“Quản trị theo linh đạo Đa Minh” là đề tài của lần tĩnh tâm tháng 01/2021 của Hội Dòng, theo kế hoạch hướng đến Tổng Hội thứ 16 của Hội Dòng. Trong lần chia sẻ đề tài tĩnh tâm này, Cha Giuse Ngô Sĩ Đình, Nguyên Bề Trên Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam, tiếp tục giúp chị em suy tư về việc quản trị như thế nào để làm phong phú chiều kích quản trị theo linh đạo Đa Minh.

Mở đầu bài chia sẻ, Cha Giuse đặt câu hỏi - như là bước chuyển tiếp mà Cha Giuse đề cập đến đề tài quản trị theo linh đạo Đa Minh- “chúng ta hãy phân định xem cái gì là quan trọng nhất của người tu sĩ Đa Minh?” Đi tới câu trả lời này, cha cho biết, chính việc thực hiện các lời khấn được xem là quan nhất trong cuộc đời của người tu sĩ, bởi lời khấn chính là giao ước của tình yêu mà họ cam kết và sống với. Thế nên việc đào tạo phải giúp cho người tu sĩ đón nhận, thực hiện và sống ba lời khấn của họ bằng niềm vui và sự viên mãn, để rồi đưa họ đến việc đảm nhận sứ mạng trong niềm vui và sự hân hoan.

Tuy nhiên, Cha Giuse nhấn mạnh, sẽ là điều trái ngược và không nhất thống, nếu việc quản trị lại gieo trên người tu sĩ nỗi sợ hãi, trong khi đào tạo đang cố gắng giúp họ trở nên những tu sĩ tràn đầy sự hân hoan và vui tươi.

Vậy làm sao để quản trị không trở thành nỗi sợ, không trở thành bóng ma treo lơ lửng trên đầu của người tu sĩ?

Lời giải đáp này có thể tìm thấy, nếu các bề trên- cộng đoàn-bề dưới hiểu được quản trị chính là để phục vụ, thì lúc đó, như Cha khẳng định, quản trị sẽ không còn là bóng ma, là công cụ gieo sự sợ hãi cho những người khác.

Hội Dòng Tĩnh tâm tháng 01/2021 : QUẢN TRỊ THEO LINH ĐẠO ĐA MINHQuản trị cần đưa tới sự hòa hợp giữa cá nhân và cộng đoàn,

Để nói đến tính quản trị theo linh đạo Đa Minh, Cha Giuse đã lược qua cái nhìn về quản trị từ góc độ triết học của Aristole cho đến suy tư của Thánh Tôma Aquinô về những cấp độ/ tương quan giữa cá nhân và tha nhân, giữa cá nhân với cộng đồng. Chính nhờ đó, con người hoàn thành vận mệnh của mình trong chính tương quan với cộng đồng, làm phong phú sự liên kết giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Do đó, “cá nhân chỉ có thể phát triển, hoàn thành sứ mệnh cá nhân khi hòa hợp với cộng đoàn, giữa tự do cá nhân và luật cộng đoàn,” và điều này cũng có nghĩa là “ơn gọi đó- của người tu sĩ- phải được hòa nhập vào trong một đoàn sủng của một hội dòng”.

Nhưng có thể xảy ra những xung đột đáng tiếc, như Cha Giuse chia sẻ, khi mà một trong hai bị bỏ quên: cá nhân bỏ quên cộng đoàn hoặc cộng đoàn bỏ quên ơn gọi cá nhân.

Quản trị áp dụng quyền bính, chứ không sử dụng quyền lực

“Quản trị phải được tổ chức như một cách thức áp dụng quyền bính để tổ chức cộng đoàn chứ không phải quản trị nhằm để sử dụng quyền lực.”

Cha Giuse chia sẻ ý tưởng này khi liên hệ đến một thế giới và xã hội mà nơi đó, con người dễ dàng rơi vào cạm bẫy của khát vọng bạo lực, thường dùng quyền lực, công cụ bạo lực để quản trị. Tuy nhiên, hình ảnh của Bữa Tiệc Ly xem ra thật đối nghịch với thể chế quản trị của xã hội khi mà Chúa Giêsu đã đón lấy bạo lực mà không nổi dậy, và đó là hình ảnh quản trị trong Giáo Hội của Chúa, mà chính Ngài đã đặt quyền bính của Giáo Hội chỉ là để phục vụ. Và như vậy, Cha nhấn mạnh, nếu quản trị trong một cộng đoàn không lấy hình ảnh của Bữa Tiệc Ly, thì con người sẽ dễ nhìn thấy quyền bính chính là sứ mạnh của quyền lực, và rốt cuộc sẽ chiếm lấy quyền lực bằng mọi thứ, biến quyền bính thành quyền lực.

Quyền bính do cộng đoàn sở hữu

Thay vì trước đây nhiều người hiểu rằng quyền bính nằm trong tay cá nhân là bề trên chẳng hạn…thì họ cần phải thay đổi cái nhìn, để thấy rằng: quyền bính thuộc về cộng đoàn. Quyền bính đó là để phục vụ cho lợi ích của cộng đoàn, phục vụ mọi người, chứ không phải phục vụ cá nhân. Cha Giuse chia sẻ “Người lãnh đạo không phải là chủ sở hữu của quyền bính, họ không được tư hữu hóa quyền bính. Nếu cá nhân đó chiếm lấy quyền bính cho riêng mình, thì khi đó, quyền bính sẽ trở thành quyền lực.”

Do đó, nếu cộng đoàn nhìn bề trên không phải là người do cộng đoàn ủy thác sứ vụ, cho chị em bầu chọn lên, Cha nói, sẽ là một sự lệch lạc trong cái nhìn, và hành động của mọi người, và sẽ không có sự đóng góp vào việc quản trị cộng đoàn một cách tích cực. Điều này có thể thấy rõ khi mà họ/cộng đoàn giao phó mọi sự cho bề trên, buộc bề trên phải giải quyết mọi vấn đề, còn cộng đoàn xem ra không cộng tác và không chịu trách nhiệm. Thế nên, cần phải thay đổi lối nhìn và cách thực hiện quản trị trong cộng đoàn, trong hội dòng: bởi cho dẫu cộng đoàn đã ủy thác cho một cá nhân (là bề trên), thì cộng đoàn, bề dưới vẫn phải tiếp tục cộng tác với cá nhân đã được ủy thác để đem lại lợi ích cho cộng đoàn.

Luật/ Hiến pháp/ Nội quy: là một loại quyền bính khác

Trong hội dòng, luật/ hiến pháp/ nội quy được xem như là một thứ quyền bính khác do cộng đoàn ủy thác. Vì thế, như Cha Giuse chia sẻ, các bề trên cần cẩn thận đừng rơi vào cám dỗ khi “coi lề luật để thăng tiến quyền lực cá nhân của chúng ta”.

Bên cạnh đó, “Nếu người tu sĩ coi các lề luật, hiến pháp, nội quy của cộng đoàn, hội dòng như là một loại quyền bính, thì họ sẽ tự do.” Còn ngược lại, nếu luật lệ, hiến pháp, nội quy bị dán nhãn là quyền lực, thì người tu sĩ sẽ cảm thấy nặng nề, khó chịu, tưởng chừng như quyền lực đang tấn công mình, và dĩ nhiên, họ sẽ tìm cách loại trừ thứ quyền lực đó.

Quản trị đưa con người tới gặp gỡ ân sủng Thiên Chúa và liên đới với Giáo Hội của Ngài.

Khác biệt hẳn với cơ cấu quản trị xã hội, Cha Giuse chia sẻ, mục đích của quản trị trong Giáo Hội, trong các hội dòng, cộng đoàn dòng tu chính là đi tới chỗ: “đưa con người tới gặp gỡ ân sủng của Thiên Chúa, để rồi, con người đón nhận thể thức, thể chế liên đới với Giáo Hội của Ngài.”

Trong cơ cấu quản trị, hay trong sự vận hành của quản trị, cần phải loại đỏ đi “sự an toàn” mà cả hai (cá nhân và cộng đoàn) muốn có nhằm để bảo vệ cho mình. Cần phải ra khỏi chính mình, ra khỏi sự an toàn giả tạo mà bề trên, cộng đoàn, bề dưới có thể có. Khi mọi người muốn bảo vệ sự an toàn của mình, điều này sẽ dẫn đến sự bất ổn trong quản trị dưới một trong hai hình thức: (1) có bình an, yên ổn mà không có trật tự; (2) có trật tự mà không có bình an. Cả hai loại hình này đều đưa tới sự nguy hiểm của quản trị. Giải thích cho điều này, Cha Giuse nói, nếu bình an mà vắng bóng trật tự, cộng đoàn đó sẽ trở nên “hỗn mang” (như hình ảnh vũ trụ hỗn mang trước khi Thiên Chúa bắt đầu công trình tạo dựng); hoặc nếu có trật tự mà chẳng có bình an sẽ dễ dẫn đưa tới chế độ độc tài, độc đoán, và bỏ quên việc thăng tiến phẩm giá cá nhân, làm hủy hoại đời sống cộng đoàn đúng nghĩa mà lẽ ra nó phải có: một cộng đoàn bình an.

Để quyền bính trở thành giao ước: trách nhiệm của mọi người

Để có thể có một cộng đoàn vừa trật tự, lại có cả sự bình an, Cha Giuse chia sẻ rằng, cả hai cần phải vượt ra khỏi chính mình để gặp gỡ người khác, gặp gỡ nhau, tìm ra được trật tự và xây dựng bình an trong cộng đoàn, đó chính là cộng đoàn biết đối thoại, để đón nhận được người khác.

Bên cạnh đó, nếu cả bề trên lẫn bề dưới nhìn và thực thi quyền bính như là giao ước đem lại sự sống cho con người, thì cả hai sẽ đón nhận lề luật, đón nhận bề trên, đón nhận chị em như là những yếu tố, tác nhân “giúp chúng ta thăng tiến ơn gọi”. Để rồi, trong cái nhìn đúng đắn về quyền bính, thì chính quyền bính sẽ đem lại tình yêu và sự bình an, giúp con người phát triển ơn gọi, phẩm giá của họ.

“Đức Kitô đến, Ngài đón lấy quyền lực và hóa giải quyền lực”, đó là hình ảnh của Bữa Tiệc Ly, mà cá nhân, cộng đoàn, bề trên có thể nhìn thấy, suy niệm và cật vấn để sống giao ước trong ơn gọi của mình.

Kết thúc bài chia sẻ buổi tĩnh tâm, Cha Giuse gợi nhớ “Đào tạo người tu sĩ chính là đào tạo để họ có khả năng đọc lời khấn và tiếp tục giao ước của họ…Và khi Dòng mừng 800 Sinh Nhật trên trời của Thánh Đa Minh, chúng ta có một di sản quý giá mà Thánh Đa Minh để lại, đó là nền quản trị Đa Minh dựa trên đối thoại (bề trên- cộng đoàn- bề dưới) để cuối cùng tất cả đều cùng tìm kiếm chân lý và thể hiện công ích của cộng đoàn.”

Hội Dòng Tĩnh tâm tháng 01/2021 : QUẢN TRỊ THEO LINH ĐẠO ĐA MINHSau bài chia sẻ gợi ý, Cha Giuse đã chủ sự giờ Chầu Thánh Thể, để trong những giờ phút quý giá trước Thánh Thể, chị em cùng nhìn lại những thiếu sót, những gì chưa thực hiện được trong việc đóng góp cho việc quản trị của hội dòng, của cộng đoàn, mà chính mỗi cá nhân phải đảm nhận lấy.

Vào buổi tối cùng ngày, tại các cộng đoàn, chị em cùng nhau thảo luận về đề tài và những ý được khơi gợi về việc quản trị theo tinh thần Đa Minh, trong từng cấp độ và vị trí mà chị em đang có trách nhiệm về quyền bính trong quản trị của Hội Dòng.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Hội Dòng Tĩnh tâm tháng 01/2021 : QUẢN TRỊ THEO LINH ĐẠO ĐA MINH

Hội Dòng Tĩnh tâm tháng 01/2021 : QUẢN TRỊ THEO LINH ĐẠO ĐA MINH

Hội Dòng Tĩnh tâm tháng 01/2021 : QUẢN TRỊ THEO LINH ĐẠO ĐA MINH

Hội Dòng Tĩnh tâm tháng 01/2021 : QUẢN TRỊ THEO LINH ĐẠO ĐA MINH

Hội Dòng Tĩnh tâm tháng 01/2021 : QUẢN TRỊ THEO LINH ĐẠO ĐA MINH

Hội Dòng Tĩnh tâm tháng 01/2021 : QUẢN TRỊ THEO LINH ĐẠO ĐA MINH

Hội Dòng Tĩnh tâm tháng 01/2021 : QUẢN TRỊ THEO LINH ĐẠO ĐA MINH

Hội Dòng Tĩnh tâm tháng 01/2021 : QUẢN TRỊ THEO LINH ĐẠO ĐA MINH