$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Cộng đoàn
»

Học chuyên đề “Giáo dục không bạo lực”

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 371 | Cật nhập lần cuối: 5/10/2019 8:27:45 AM | RSS

Học chuyên đề “Giáo dục không bạo lực”

Vào lúc 8 giờ Chúa nhật ngày 8-04-2019 nhiều chị em trong Hội Dòng đã có mặt tại Hội Trường Thánh Catarina để tham dự buổi thảo luận về chuyên đề giáo dục do Cô Kim Anh- Hiệu Trưởng Trường Mầm Non Việt-Anh- chủ tọa. Sau khi chia nhóm, mở đầu cho chuyên đề là những câu hỏi nhỏ thảo luận trong tổ xoay quanh chủ đề: sứ mạng của chúng ta trong giáo dục là gì? Chúng ta biết gì về não bộ của trẻ em? và chúng ta đã học nơi Thầy Giêsu phương pháp giáo dục nào?... Sau khoảng 30 phút thảo luận nhóm, các đại diện nhóm đã chia sẻ, và hầu như các ý kiến đều cho rằng: sứ mạng của chúng ta trong giáo dục là giúp trẻ phát triển lành mạnh, cho trẻ nhận được tình yêu và sự chăm sóc. Và não bộ của trẻ em như tờ giấy trắng, nên những gì các em đón nhận được sẽ in lại dấu vết khó có thể tẩy xóa được.Và phương pháp chúng ta học được nơi Thầy Giêsu là phương pháp kể truyện… Ngoài ra cô còn đưa ra một câu hỏi thảo luận hết sức thiết thực đó là: tại sao người lớn lại có hành vi bạo lực với trẻ? Với câu hỏi này chị em đều cho rằng người lớn đánh trẻ chỉ vì trẻ không theo ý mình và cuộc sống nhiều áp lục nên để lên đầu trẻ.

Sau những đúc kết của nhóm, Cô Kim Anh đưa ra những nhận định chung và những khái niệm chuyên môn về não bộ của trẻ. Đối với cô sứ mạng giáo dục của các “sơ” được thể hiện rõ trên logo của Hội Dòng. Thứ nhất Hình Cái Khiên nói đến sự bảo vệ và Thánh Tâm nói đến tình yêu. Cho nên sứ mạng giáo dục của chúng ta đối với trẻ là yêu thương và bảo vệ trẻ. Còn về não bộ của trẻ cô cho biết:

  • Trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi là thời gian vàng để phát triển não bộ của trẻ.
  • Mỗi giây não của trẻ có đến 700 kết nối thần kinh mới.
  • Vai trò tác động của người lớn rất quan trong giúp não bộ của trẻ phát triển.

Qua 3 yếu tô trên cho thấy các Nơron thần kinh của trẻ luôn tìm kiếm những kết nối mới, nên nếu trẻ được giáo dục trong môi trường yêu thương não bộ của trẻ sẽ được phát triển lành mạnh.

Học chuyên đề “Giáo dục không bạo lực”Với thực tế người lớn vẫn luôn có hành vi bạo lực với trẻ em, cô đưa ra một nhận định là do người lớn luôn muốn trẻ phải theo ý mình chứ không đặt mình trong suy nghĩ của trẻ, cho nên khi trẻ không đáp ứng được thì người lớn có hành vi bạo lực đối với trẻ, trong khi trẻ lại không thể bảo vệ được chính mình. Do đó trong khi giáo dục hãy biết lắng ý điều trẻ muốn trong tình yêu thì sẽ không có khái niệm đánh trẻ trong khi giáo dục.

Để kết thúc cho buổi chuyên đề Cô Kim Anh đã đề cập đến câu hỏi: vậy chúng ta là ai trong giáo dục?

Trước hết chúng ta hãy là nhà giáo dục cho chính mình, sau đó hãy là người truyền trao yêu thương trong giáo dục, là người bảo vệ và là người đồng hành với trẻ. Ngoài ra chúng ta hãy là chỗ để trẻ đặt niềm tin và đến mỗi khi trẻ cần giúp. Có như thế chúng ta mới giúp trẻ sống, học và phát triển lành mạnh toàn diện.

Trước khi kết thúc Dì Tổng Phụ Tá đã đại diện chị em nói lời cám ơn Cô Kim Anh, và Dì cũng diễn tả niềm vui về một học sinh- Cô Kim Anh- Trường Chân Lý đã rất thành công trong con đường giáo dục, và mong sao trong tương lai sẽ có nhiều người như Cô Kim Anh để nền giáo dục được phát triển tốt hơn.

Buổi chuyên đề kết thúc vào lúc 11 giờ 30 phút với lời hẹn gặp lại của Cô Kim Anh trong chuyên đề về trẻ tự kỷ.

Học chuyên đề “Giáo dục không bạo lực”Học chuyên đề “Giáo dục không bạo lực”

Học chuyên đề “Giáo dục không bạo lực”

Học chuyên đề “Giáo dục không bạo lực”

Học chuyên đề “Giáo dục không bạo lực”