$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Thần học

Tiếng “Xin Vâng- Fiat” của Đức Maria cho chúng ta thấy gì về Đức Kitô, và về chính chúng ta. T/g: Stephen Beale

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 569 | Cật nhập lần cuối: 3/24/2020 11:11:43 PM | RSS

Tiếng “Xin Vâng- Fiat” của Đức Maria cho chúng ta thấy gì về Đức Kitô- và về chính chúng ta.

Tác giả: Stephen Beale

Chuyển ngữ: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Có một từ định nghĩa cho chúng ta, hơn bất kỳ từ nào khác, làm thế nào mà Đức Maria trả lời lại với kết hoạch của Thiên Chúa để cho ơn cứu chuộc của thế giới và vai trò không thể thiếu của Đức Maria trong công trình ấy.

Fiat- Xin Vâng

Fiat, đây là một từ La-tinh và khi được chuyển dịch sang Việt ngữ, chúng ta vẫn nghe đọc nghĩa của lời Fiat này “Xin hãy làm cho tôi như lời sứ thần truyền.”, được hiểu là tiếng "Xin Vâng". Đó là lời mà Đức Maria nói trong Tin Mừng Luca 1,38, vào cuối cuộc Truyền Tin, để trả lời cho lời hứa Thiên Chúa sẽ rợp bóng trên Mẹ, và Mẹ sẽ đón nhận Thiên Chúa làm người.

Giáo Hội với lời giáo huấn của Giáo Hoàng Gioan Phaolo II khi nhìn đến lời Fiat- Xin vâng của Đức Maria vừa là gương mẫu căn bản của sự khiêm nhường Kitô giáo và cũng là một dấu hiệu cho thấy Mẹ sẽ cộng tác với Thiên Chúa thế nào để đem ơn cứu chuộc của Thiên Chúa đến cho nhân loại. Như học giả Antonio Lopez viết:

Niềm tin của Đức Maria, được diễn tả trong tiếng Xin Vâng, chẳng phải là một sự chấp nhận bình thường cũng chẳng phải là một cam chịu trước ý muốn của Thiên Chúa. Nhưng hơn hết, “xin hãy làm cho tôi như lời sứ thần truyền” diễn tả một niềm mong đợi tràn đầy niềm vui để được cộng tác (génito) với bất cứ điều gì Thiên Chúa quyết định, ngay cả khi chẳng hiểu đầy đủ điều này có nghĩa là gì.

Tiếng La-tinh nắm bắt rất sâu sắc sự khiêm nhường đơn sơ này của Đức Maria bằng cách diễn đạt lời đáp trả của Mẹ chỉ trong một từ duy nhất. Thực vậy, thật phù hợp với Lời duy nhất của Thiên Chúa bước vào thế giới này chỉ qua một từ duy nhất. Chúng ta nên mong đợi sự hài hòa như thế được trao ban dựa trên điều thực sự của sự Nhập Thể. Như lúc Đức Hồng Y Joshep Ratzinger[1] nhận định về Đức Maria: Giáo Hội nơi Nguồn: Đức Maria đã đón nhận Chúa Thánh Thần vào trong chính Mẹ. Với sự lắng nghe hoàn toàn thanh khiết, Đức Maria đón nhận Lời trở thành xác phàm vào trong Mẹ.”

Sự biến đổi này đạt tới đỉnh điểm trong cách Đức Maria thốt ra, được bao bọc khi Lời ngự xuống hoàn toàn nơi Mẹ. Giáo Hội dạy rằng chính khi ấy Đức Kitô đã làm nên sự trọn vẹn của mặc khải- không phải nhiều lời nơi Kinh Thánh, là sự mặc khải, nhưng lại không phải là mặc khải cách đầy đủ. Điều đó được để dành cho Chúa Kitô, Lời Nhập Thể.

Trong thiên chuyên khảo về Chúa Ba Ngôi, Thánh Augustinô dạy rằng chúng ta gọi Chúa Kitô là Lời, bởi vì Thiên Chúa hoàn toàn hiệp nhất và đơn thuần tính. Không giống như Thiên Chúa, con người cần nhiều lời nói khi tìm kiếm sự thật và cân nhắc để xem coi có đón nhận Thiên Chúa hay không, Đấng mà ý muốn của Ngài là tốt lành, hoàn hảo và không thay đổi và Ngài chính là Sự Thật, chỉ cần Lời duy nhất để hiểu chính Ngài và kế hoạch tạo dựng của Ngài.

Theo sau đó, càng gần gũi với Thiên Chúa, thì lời nói của chúng ta càng đơn giản hơn. Như vậy, tiếng Fiat- Xin vâng của Đức Maria là hiện thân của đỉnh cao thánh thiện. Mẹ cũng đã được kết hiệp với Thiên Chúa, Lời Nhập Thể, mà Mẹ chỉ cần một lời duy nhất để diễn đạt sự chấp nhận, vâng phục và tham gia vào sứ mạng của Người.

Tiếng Fiat- Xin vâng của Đức Maria phản chiếu Lời Nhập Thể trong hai cách cụ thể:

Thứ nhất, sự khiêm nhường của Mẹ trong việc đón nhận Đức Kitô vào trong cung lòng phản chiếu chính việc Người từ trời hạ xuống, được Thánh Phao lô thuật lại thật tuyệt vời trong bài thánh ca (Philip 2,5-8)

Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu.

Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa

mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì

địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,

nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang,

mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân,

sống như người trần thế.

Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi

bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.”

Khi Chúa Giêsu đã hoàn toàn từ bỏ mình, cũng vậy, Đức Maria cũng hoàn toàn khoét rỗng mình để Mẹ có thể đón nhận Thiên Chúa vào trong Mẹ. Đức Kitô đã mang lấy thân phận nô lệ; và Mẹ chấp nhận vai trò của người tôi tớ. Và nữa, khi Đức Kitô không đòi, không duy trì “địa vị ngang bằng với Thiên Chúa”, và nơi Mẹ cũng vậy, Đức Maria cũng chẳng lấy làm tự hào về vinh dự Mẹ đã nhận được. Nhưng thay vào đó, Mẹ ca ngợi “Linh hồn tôi ngợi khen sự vĩ đại của Thiên Chúa”

Thứ hai, tiếng Fiat- Xin vâng của Đức Maria đã báo trước sự tùng phục của Đức Ki tô trước ý muốn của Chúa Cha. Như Đức Gioan Phao lô II đã viết trong Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Thế- Redemptoris Missio

Có một sự kết hợp hoàn toàn với lời của Người Con nói Chúa Cha khi Người vào trong trần gian, như Thư gửi Do Thái nói đến: “Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài.” (Do Thái 10,5-7).

Sự tự nguyện của Đức Kitô đạt đến đỉnh điểm ở trong vườn Giệtsimani, khi Người thưa “Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha.” (Mt 26,42)

Sau đó, tiếng Fiat- Xin vâng cuối cùng của Đức Maria là sự tham dự không chỉ trong việc Nhập thể của Con Thiên Chúa nhưng còn là trong cuộc Khổ Nạn của Người. Và điều chúng ta lưu ý rằng làm thế nào mà Mẹ lại hoàn toàn im lặng trong cuộc Khổ nạn: Mẹ không cần nói bất cứ điều gì khác nữa; Mẹ đã nói tất cả những gì Mẹ cần nói. (Xin cảm ơn Antonio Lopze vì đã làm nổi bật sự im lặng đáng chú ý của Đức Maria)

Tiếng Fiat- Xin vâng của Đức Maria không đẩy chúng ta đến sự tôn kính, nhưng còn là sự bắt chước, học theo tiếng Fiat của Mẹ nơi chúng ta nữa. Giống như Mẹ đã hoàn toàn vâng phục, đón nhận thánh ý của Thiên Chúa, vì thế, chúng ta cũng được mời gọi để thưa tiếng Fiat- Xin vâng của mỗi chúng ta với thánh ý của Thiên Chúa.

Trong bài viết về Đức Maria, Lopez lưu ý rằng chúng ta được kêu gọi để đi theo Đức Maria trên tất cả mọi nẻo đường. Chúng ta phải học cách lắng nghe của Mẹ, đón nhận hoàn toàn Lời của Thiên Chúa, đã trở thành xác phàm ở giữa chúng ta, biến đổi chúng ta vào trong hình ảnh của chính Ngài. Và, còn nhiều hơn nữa, tiếng Fiat, lời Xin vâng của Đức Maria có nghĩa là Mẹ đang hỗ trợ, đỡ nâng chúng ta trên hành trình này. Lopez viết, “Trong việc cho phép, chuyển động qua lại, và thực hiện nhiệm vụ yêu thương này, người tín hữu được thúc đẩy bởi lời Xin Vâng của Đức Maria.”

Khi đó, Lời Xin vâng của Đức Maria cũng nói với chúng ta: kêu mời chúng ta đáp trả lại đề nghị của Thiên Chúa, để cho Người hoạt động trong chúng ta- và để cho Đức Maria hoạt động với Người trong chúng ta.

Nguồn: https://catholicexchange.com/- What Mary’s Fiat Shows Us about Christ — And Ourselves


[1] Hiện đang là Đức Giáo Hoàng Danh Dự Benedicto XVI