$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Thần học

Tại sao Đức Trinh Nữ Maria được gọi là Mẹ Giáo Hội?

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 328 | Cật nhập lần cuối: 5/31/2020 9:18:46 PM | RSS

Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo hội (Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI)

Ngày 21 tháng 11 năm 1964, vào lúc kết thúc phần ba của Công Đồng Vatican II, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã dâng hiến những lời này để kính Đức Trinh Nữ Maria, gọi Mẹ là Mẹ Giáo Hội, và ở phần cuối, ngài đã làm mới lại việc Dâng hiến đầu tiên do Đức Giáo Hoàng Piô XII thực hiện vào năm 1952. Sau đây là đoạn trích những lời cầu nguyện dâng hiến của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.

“Suy gẫm về những mối quan hệ mật thiết giữa Đức Maria và Giáo Hội, vì vinh quang của Đức Trinh Nữ Maria và vì sự an ủi riêng của chúng ta, chúng tôi tuyên bố Đức Maria Rất Thánh là Mẹ Giáo Hội, và điều tuyên bố này là nói với tất cả mọi thành phần Dân Chúa, cho các tín hữu cũng như các vị mục tử, những người đã gọi Mẹ là Mẹ rất Yêu dấu. Và chúng tôi mong ước rằng với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa, toàn thể các Kitô hữu vẫn tôn vinh và cầu khẩn, bởi đó là tước hiệu ngọt ngào nhất.

Thưa các chư huynh đáng kính, đây là tước hiệu, chứ không phải là điều gì mới so với lòng đạo đức của người Kitô hữu; trong sự ưu tiên đối với tất cả những tước hiệu khác, khi mà các tín hữu và Giáo hội nhắc đến Đức Maria, thì tước hiệu này – Mẹ Giáo Hội- thật xứng đáng. Đó thực sự là một phần của lòng sùng kính với Đức Maria, chứng minh phẩm giá của Mẹ, Đấng là Mẹ của Lời Nhập Thể, trong chính tước hiệu này.

Thực tế, tình mẫu tử thiêng liêng là nền tảng cho mối quan hệ đặc biệt của Mẹ với Đức Kitô, và cho sự hiện diện của Mẹ trong kế hoạch cứu độ, mà Đức Giêsu Kitô mang đến cho nhân loại. Vì thế tình mẫu tử cũng là cơ sở chính cho những mối liên hệ giữa Đức Maria và Giáo Hội, kể từ khi Mẹ là Mẹ của Người, Đấng mà ngay từ khi nhập thể trong cung lòng của Mẹ, thì Mẹ đã cùng kết hợp với chính Người để trở nên như là đầu của Thân Mình Mầu Nhiệm của Đức Kitô là Giáo Hội. Khi đó, Đức Maria như là Mẹ của Đức Kitô, thì Mẹ cũng là Mẹ của tất cả các tín hữu và tất cả các mục tử.

Vì thế, với một tâm hồn tràn ngập sự tin cậy và tình yêu của người con hiếu thảo, chúng ta ngước mắt nhìn lên Mẹ, bấp chấp sự bất xứng và yếu đuối của chúng ta. Mẹ, Đấng đã được ban cho chúng ta trong Chúa Giêsu, là đầu nguồn của ân sủng, và Mẹ sẽ chẳng bao giờ ngừng cứu giúp Giáo Hội, hiện tại vẫn đang đổ xuống sự dư tràn các quà tặng của Đấng Thánh Linh, và Mẹ đặt để chính Mẹ trong sự nhiệt thành mới để hoàn thành sứ mạng cứu rỗi.

Và niềm trông cậy của chúng ta còn sống động hơn và được chứng thực đầy đủ nếu chúng ta quan tâm đến những mối liên kết gần gũi giữa Người Mẹ trên trời này của chúng ta và nhân loại. Mặc dù được Thiên Chúa tô điểm bằng sự phong phú với các đặc quyền đáng ngưỡng mộ, làm cho Mẹ trở nên Người Mẹ xứng đáng của Lời Nhập Thể, nhưng Mẹ vẫn rất gần gũi với chúng ta. Là con cháu của Adam giống như chúng ta, và vì thế, Mẹ như là người chị của chúng ta qua những mối ràng buộc tự nhiên, tuy nhiên, Mẹ lại là tạo vật trinh trong, được gìn giữ tinh tuyền khỏi tội nguyên tổ, để xứng đáng với Đấng Cứu Độ, và là đấng sở hữu bên cạnh mình những đức tính cá nhân của một đức tin toàn diện và mẫu mực. Do đó, Mẹ xứng đáng với lời ca tụng tin mừng beata quae credidisti (phúc cho Mẹ là người đã tin). Trong cuộc sống nơi dương thế, Mẹ đã nhận ra hình ảnh hoàn hảo của người môn đệ Đức Kitô, phản chiếu từng nhân đức, và là hiện thân của các mối phúc như Đức Kitô loan báo. Vì thế, trong Mẹ, toàn thể Giáo Hội, trong cuộc sống và hoạt động khác nhau không thể so sánh được của Giáo hội, đạt được hình thức chân thực nhất của sự bắt chước hoàn hảo của Đức Kitô”.

Tại sao Đức Trinh Nữ Maria được gọi là Mẹ Giáo Hội?

Lạy Thiên Chúa là Cha hay thương xót,

khi chịu treo trên thập giá,
Con Một Chúa đã trao ban Đức Trinh Nữ Maria,

thân mẫu Người, làm Mẹ chúng con,
nhờ có Đức Mẹ yêu thương trợ giúp,

xin cho Hội Thánh Chúa đang ngày càng thêm đông số,
được mừng vui vì sự thánh thiện của con cái,

và dẫn đưa tất cả muôn dân nhập đoàn cùng Hội Thánh Chúa.

Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Con Chúa, Chúa chúng con,

Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời.

(Lời nguyện Nhập Lễ ngày Lễ Đức Maria, Mẹ Giáo Hội.)

Chuyển dịch : Nt. Teresa Ngọc Lễ, o.P

Nguồn: https://www.catholicsstrivingforholiness.org/