$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Suy tư văn hóa

Sách giấy cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ. Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 265 | Cật nhập lần cuối: 12/5/2020 9:30:18 PM | RSS

Sách giấy cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Lời người dịch:

Bạn đang đọc sách giấy hay sách online, ebook?

Sống giữa một thế giới 4.0, mọi thứ đều trở nên công nghệ số hóa, nên chúng ta đang dần đánh mất đi thói quen đọc sách giấy ( sách vật chất) để rồi, chỉ chăm chăm chú chú trên những màn hình, lướt, đọc tin tức, hay đọc sách thời công nghệ, loại ebook. Thế nhưng, bên cạnh những tiện nghi tưởng chừng có lợi nhiều, thì chúng ta, và con em chúng ta đang làm cho bộ não của mình mất dần đi những khả năng chuyên biệt của nó, mất đi khả năng phản biệt, suy tư sâu sắc hơn…

Có lẽ, chúng ta đừng tự làm cho bộ não của chúng ta, thế hệ con em chúng ta đánh mất nhiều khả năng quý giá nữa. Thay vì đọc tin tức, đọc sách ebook, đọc online…chúng ta cần mua thêm nhiều sách cho tủ sách ở nhà mình, rèn lại thói quen đọc sách giấy, và dạy cho con mình đọc sách.

Sau đây là phần trích, diễn giải mà người dịch chọn lọc từ bài báo “Scholar: Paper books essential for kids' developing brains” đăng trên trang https://www.catholicnewsagency.com/ . Bài viết này lược trích những tư tưởng của Giáo sư Maryanne Wolf, nói về việc cần thiết để cho trẻ đọc sách giấy trong việc phát triển trí não của trẻ, mà chúng ta cần quan tâm.

Sách giấy cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ.  Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Một học giả Công Giáo chuyên đặc biệt về chứng khó đọc (Dyslexia)[1] đã cảnh báo rằng trẻ em phải được tiếp xúc với những cuốn sách vật chất (sách in, sách giấy) – chứ không chỉ là những màn hình- nếu chúng ta muốn những đứa trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết cho việc phân tích và suy nghĩ chuyên sâu.

Maryanne Wold- một giáo sư và là giám đốc của Trung Tâm Chứng khó đọc- giới thiệu trên một podcast (chuỗi các tập tin âm thanh có thể tải về nghe) có tựa đề “Sức mạnh của việc đọc sách: Thay đổi bộ não của chính chúng ta – Những màn hình và những cuốn sách” do Simbi Foundation sản xuất như là một phần của chuỗi “Tác động của thế kỷ 21”.

Trên podcast, giáo sư Wold đã giải thích rằng những cuốn sách vật chất, sách in rất cần thiết để phát triển cho trẻ em những kỹ năng suy nghĩ chuyên sâu. Giáo sư nhấn mạnh rằng chúng ta phải để cho trẻ được tiếp xúc với những cuốn sách giấy cũng như sách trên màn hình.

Giáo sư này nói “Tôi yêu ngôn ngữ, tôi yêu thích các từ ngữ và tôi yêu trẻ con, và tôi muốn đảm bảo rằng mọi đứa trẻ trong mọi đất nước…rằng tất cả những người gặp khó khăn và những người không gặp khó khăn…hãy hiểu rằng chúng có thể trở thành những thứ mà chúng chẳng bao giờ tưởng tượng được bởi vì đọc sách sẽ cho chúng một phương tiện chẳng giống ai.” Vị giáo sư này nói rằng, bản thân bà không phản đối công nghệ, nhưng khoa học cho thấy rằng những cuốn sách vật chất- sách giấy là cần thiết để “thúc đẩy khả năng đọc hiểu theo nghĩa đầy đủ nhất- và theo ý tôi một bộ não đọc thành thạo, sâu sắc – tôi muốn cho tất cả những đứa trẻ của chúng ta, những thế hệ sau của chúng ta. Tôi muốn điều đó cho thế giới của chúng ta.”

Vị giáo sư Wolf nói rằng do lượng thông tin được trình ra quá nhiều trong môi trường kỹ thuật số, nên thường người đọc hay có khả năng đọc lướt qua thông tin thay vì đọc các bài báo và các đoạn văn. Tuy nhiên, việc đọc chậm giúp thúc đẩy tư duy phản biện và sự đồng cảm, trong khi đó, đọc nhanh cũng thúc đẩy một sự phụ thuộc vào thông tin quen thuộc thay vì phát triển những quan điểm mới.

“Mối quan tâm của tôi về tiêu chuẩn mới của người đọc lướt qua- điều này thực sự rất gần với việc gần như là người không đọc khi nó đi tới việc nối với quá trình sâu sắc mà chúng ta sở hữu- những hàm ý rất sâu sắc”.

“Việc của chúng ta là làm thế nào để chúng ta quan tâm đến mọi người trong việc phát triển sự thông minh của riêng họ, suy tư tốt nhất của riêng họ, và không hài lòng với kiểu đọc lướt qua, thứ mà theo nghĩa đen là bỏ lỡ vẻ đẹp, bỏ lỡ chiều sâu của ngôn ngữ và ý nghĩa, bỏ lỡ sự phức tạp, bỏ lỡ khả năng phê bình của chính chúng ta, bỏ lỡ khả năng của chúng ta trong việc bỏ lại cái tôi nhỏ bé của mình, các phạm vi vị kỷ của mình, và bước vào quan điểm của người khác.”


[1] Chứng khó đọc (tiếng Anh: Dyslexia) đặc trưng cho vấn đề gặp rắc rối về đọc hiểu và đánh vần dù trí tuệ bình thường.[2][7] Các vấn đề có thể bao gồm khó khăn trong việc đánh vần các từ, đọc nhanh, viết chữ, "phát âm" các từ trong đầu, phát âm từ khi đọc to và nghe hiểu người khác đọc.