$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Suy tư văn hóa

K/q nghiên cứu: giáo dục, thực hành tôn giáo thời thơ ấu liên quan đến sức khỏe, hạnh phúc người trưởng thành

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 519 | Cật nhập lần cuối: 9/21/2018 4:02:47 PM | RSS

Một nghiên cứu mới được công bố của Trường Y Tế Cộng đồng Harvard T.H. Chan đưa ra đề nghị rằng sự tham gia trong các việc thực hành tâm linh trong thời kỳ thơ ấu có thể dẫn đến sức khỏe và hạnh phúc hơn ở giai đoạn tuổi trưởng thành. Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những người đã từng tham gia vào các việc phục vụ tôn giáo hoặc cầu nguyện hằng ngày suốt thời kỳ họ được giáo dục lúc còn bé đã thuật lại rằng họ thấy thoải mái, hài lòng và lạc quan về cuộc sống của họ trong những năm họ ở độ tuổi 20.

Tờ báo Khoa học đã đưa ra những kết quả nghiên cứu đầu tiên của tác giả Ying Chen:

“Những tìm kiếm này thật quan trọng cho cả hai vấn đề hiểu biết về sức khỏe và sự hiểu biết về những thực hành của cha mẹ. Nhiều đứa trẻ được dưỡng nuôi đời sống tôn giáo, và nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, việc nuôi dưỡng đời sống tốn này có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến những hành vi sức khỏe, sức khỏe tinh thần của đứa trẻ và bao gồm hạnh phúc cũng như sự khỏe mạnh.”

Nghiên cứu được Tạp chí Khoa Nghiên cứu Bệnh Dịch của Mỹ xuất bản, chỉ cho thấy những trẻ em được nuôi dưỡng và thực hành đời sống tinh thần, tôn giáo sẽ ít có khả năng biểu hiện sự trầm cảm, ít hút thuốc lá, không dùng những thuốc bất hợp pháp, hay không bị nhiễm trùng qua đường tình dục so với những đứa trẻ thời thơ ấu ít có những thói quen tinh thần. Các nghiên cứu trước đó cũng đã đề nghị một sự liên hệ giữa việc dưỡng nuôi tinh thần tôn giáo và một sự giảm thiểu nguy cơ tử vong sớm.

Nghiên cứu đã thu thập các dữ liệu từ Nghiên Cứu II về Sức Khỏe của các Y Tá (NHSII) và những đứa con của họ trong Nghiên Cứu Trưởng Thành Ngày nay (GUTS). Những mẫu này bao gồm hơn 5000 người trẻ, là những người được theo dõi từ 8 đến 14 năm.

Các kết quả tìm thấy rằng những đứa trẻ được đặt để vào trong việc thực hành, sống tôn giáo thường xuyên là 18% có khả năng hạnh phúc cao hơn trong suốt thời kỳ trưởng thành của chúng (độ tuổi 23-30). Vẫn những người này cũng có 29% là người tình nguyện trong những cộng đồng của họ và 33% ít có khả năng sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp, ma túy.

K/q nghiên cứu: giáo dục, thực hành tôn giáo thời thơ ấu liên quan đến sức khỏe, hạnh phúc người trưởng thànhNghiên cứu cũng tìm thấy rằng 16% những người này khi họ thực hành việc cầu nguyện mỗi ngày hay suy niệm, chiêm niệm thì họ có cuộc sống hạnh phúc hơn khi nhìn thấy từ bên ngoài trong thời kỳ đầu của trưởng thành. 30% trong số những người này ít có khả năng bắt đầu quan hệ tình dục ở độ tuổi trẻ và 40% ít có khả năng bị lây nhiễm, nhiễm trùng qua đường tình dục.

Nghiên cứu đã lưu ý rằng nó có những hạn chế, chính yếu khi mà quy mô mẫu là hầu hết những trẻ em của phụ nữ da trắng có tình trạng kinh tế tương đối cao, mặc dù nghiên cứu trước đây của tác giả Tyler VanderWeele cho thấy rằng những ảnh hưởng của việc phục vụ, thực hành đời sống tinh thần-tôn giáo ở vào những thời gian đầu của cuộc sống có thể lớn hơn đối với người da đen, so với dân số người da trắng. Giới hạn khác nữa là nghiên cứu nằng đã không nói đến, tính đến những ảnh hưởng của gia đình và đồng nghiệp.

Nhìn chung, hiệu quả, ảnh hưởng lâu dài của việc thực hành các việc tôn giáo đều đặn và cầu nguyện cá nhân hằng ngày là gần giống như nhau. VanderWeele kết luận:

"Trong khi các quyết định về tôn giáo không được định hình chủ yếu bởi sức khỏe, cho những thanh thiếu niên có niềm tin tôn giáo, khuyến khích việc thực hành tôn giáo chung và riêng, có thể là con đường có ý nghĩa để bảo vệ chống lại một số nguy hiểm của tuổi vị thành niên bao gồm trầm cảm, lạm dụng dược chất, dùng ma túy và rủi ro. Ngoài ra, những thực hành này có thể đóng góp tích cực cho hạnh phúc, cho sự tình nguyện, gây ra ý thức lớn hơn về sứ mệnh và mục đích cuộc sống, và sự tha thứ. ”

Biên dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://aleteia.org