$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Suy tư văn hóa

Đức Thánh Cha Phanxicô nói với những thanh thiếu niên: HÃY THOÁT RA KHỎI SỰ NGHIỆN NGẬP CÁI ĐIỆN THOẠI CỦA CÁC CON.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 602 | Cật nhập lần cuối: 4/16/2019 9:13:25 PM | RSS

Đức Thánh Cha Phanxicô nói với những thanh thiếu niên: HÃY THOÁT RA KHỎI SỰ NGHIỆN NGẬP CÁI ĐIỆN THOẠI CỦA CÁC CON.Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với các học sinh trung học rằng: hãy thoát ra khỏi sự nghiện ngập chiếc điện thoại và dùng nhiều thời gian hơn cho sự giao tiếp thực sự với người khác và trong những thời khắc của sự thinh lặng, hãy có sự suy tư của bản thân.

Đức Thánh Cha nói rằng, những người trẻ cần học biết về “sự hướng nội cách lành mạnh” đến nỗi họ có thể lắng nghe được lương tâm của mình và có thể phân biệt tiếng lương tâm “từ những tiếng nói của sự ích kỷ và chủ nghĩa khoái lạc”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra những lời nhận xét của Ngài hôm 13/4/2019 vừa qua trong buổi gặp gỡ với các thầy cô giáo, học sinh và gia đình của họ tại Giảng đường cổ điển lâu đời nhất của Roma- the Ennio Quirino Visconti Lyceum -Gymnasium. Một vài cựu sinh viên trứ danh bao gồm như Eugenio Pacelli, sau làm Giáo Hoàng Pio XII, và Cha dòng Tên Matteo Ricci đã theo học tại đây.

Đức Thánh Cha đã nói với các học sinh trung học rằng “Làm ơn hãy giải thoát bản thân các con khỏi cơn nghiện cái điện thoại của mình đi!”

Nhìn lên các bạn trẻ đang vỗ tay, Đức Thánh Cha nói rằng, ngài biết họ đã ý thức được nhiều hình thức và vấn đề của nghiện ngập. Nhưng, Đức Cha cảnh báo, một sự nghiện ngập về cái điện thoại di động của mình là cái gì đó “rất tinh vi.”

“Những cái điện thoại di động là một sự trợ giúp lớn lao, nó đánh dấu sự tiến bộ tuyệt vời đó chứ. Nó nên được sử dụng, và cái điện thoại di động là điều tuyệt vời cho những ai biết cách sử dụng nó thế nào cho hoạt động giao tiếp “tuyệt vời”.

“Nhưng khi các con trở nên kẻ nô lệ cho cái điện thoại của mình, các con mất đi sự tự do.”

“Các con phải cẩn thận bởi vì có đó sự nguy hiểm mà thứ gây nghiện này- khi cái điện thoại là một thứ gây nghiện- thì nguy hiểm của giao tiếp, truyền thông bị giảm thiểu tới “những mối liên hệ” đơn điệu và không phải là thứ giao tiếp thực sự với người khác.”

Đức Thánh Cha nói với các bạn tuổi teen đó rằng, đừng sợ sự thinh lặng và hãy học biết lắng nghe hoặc học để viết ra những gì đang đến ở bên trong trái tim và trong đầu của họ.

“Điều này còn hơn cả một khoa học nữa, nó là sự khôn ngoan, để mà không trở thành một mảnh giấy” bị gió thổi đi tứ tung.

Đức Thánh Cha cũng nói với các học sinh tuổi teen này rằng Thiên Chúa đã trao tặng cho mỗi người khả năng để yêu thương.

“Đừng làm vấy bẩn khả năng yêu thương” bằng hành vi đáng xấu hổ, nhưng hơn hết, hãy yêu “cách trong sáng” với sự chung thủy, tôn trọng và với một tâm hồn quảng đại lớn lao.

“Tình yêu không phải là một trò chơi. Tình yêu là điều đẹp nhất mà Thiên Chúa trao ban cho chúng ta”, vì thế, các con hãy thận trọng, bảo vệ phẩm giá của con người và bảo vệ “tình yêu đích thực”, để không bị vướng vào thứ tầm thường hóa ngôn ngữ cơ thể.”

Đức Thánh Cha đã yêu cầu các học sinh trung học hãy giúp trường học của họ thoát ra khỏi tất cả mọi hình thức của việc bắt nạt và gây hấn, là những “hạt giống của chiến tranh”.

Và Đức Thánh Cha khuyến dụ họ hãy từ chối sự tầm thường và thờ ơ, và thay vào đó, “là mơ ước lớn lao”, sống với sự đam mê và nắm bắt lấy tính đa dạng.

“Hãy đối thoại giữa các nền văn hóa khác nhau, dân tộc khác, làm giàu có cho một quốc gia, làm giàu cho quê hương của chính mình”. Điều này giúp họ tiến về phía trước trong sự tôn trọng lẫn nhau và có khả năng nhìn thế giới là “cho mọi người chứ không phải chỉ cho một số người.”

Chuyển ngữ: Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.americamagazine.org