$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Sứ vụ
»

Người Công Giáo có thể làm gì trong cơn khủng hoảng? -Chủ tịch HĐGM Pháp, TGM Éric de Moulins-Beaufort trả lời

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 459 | Cật nhập lần cuối: 3/20/2020 10:06:36 PM | RSS

Người Công Giáo có thể làm gì trong cơn khủng hoảng?

Tổng Giám Mục Éric de Moulins-Beaufort thụ phong linh mục gần 30 năm, và được phong chức giám mục được 1Người Công Giáo có thể làm gì trong cơn khủng hoảng? -Chủ tịch HĐGM Pháp, TGM Éric de Moulins-Beaufort trả lời1 năm. Đức Giám Mục người Paris, 58 tuổi, hiện đang đứng đầu Giáo phận cổ của Reims từ tháng 58/2018 và đã làm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp từ năm ngoái, 2019.

Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp nói rằng các tín hữu có thể thực hành bác ái Kitô giáo cách năng động và bày tỏ tình liên kết nhân loại ngay cả khi họ bị phong tỏa, cách ly vì virus corona.

Ngài nói rằng những người Công Giáo cần duy trì sự gắn kết trong giai đoạn hạn chế- nghĩa là chịu sự cách ly, phong tỏa đế chống lại sự lây lan của COVID-19.

Trong bài phỏng vấn với tờ La Croix's Arnaud Bevilacqua, tổng giám mục giải thích những gì mà Giáo Hội tại Pháp đang làm để giúp đỡ người Công Giáo đi qua thời khắc khó khăn này.

La Croix: Tổng thống Marcon đã nhắc lại nhiều lần rằng chúng ta đang ở trong trận chiến với COVID-19, và những biện pháp chưa từng có đang được thực hiện. Vậy thông điệp này mà Giáo Hội có thể gửi đến cho đất nước trong tình huống hết sức được quan tâm này?

Tổng Giám Mục Éric de Moulins-Beaufort: Trên hết tất cả, chúng ta phải rất nghiêm túc thực hiện các chỉ dẫn về vệ sinh và hạn chế đi lại cách tối đa là vì chúng ta cần có trách nhiệm với nhau, với người khác. Sống bác ái chính là hiểu rằng những cử chỉ, thậm chí là những hành động đơn giản từ phía chúng ta, là đóng góp cho lợi ích chung.

Thêm nữa, chúng ta cần cẩn thận khi nhượng bộ vì sợ hãi hoặc hoảng loạn, hoang mang. Chúng ta đã nghĩ rằng chúng ta đã thực hiện với những nạn dịch trong những đất nước, quốc gia của chúng ta. Nhưng lúc này, chúng ta ý thức hơn nữa rằng chúng ta thuộc về cùng một nhân loại, mà nơi nhân loại ấy có cả sự mạnh mẽ nhưng lại rất mong manh.

Chúng ta cũng phải giữ ý thức về mức độ. Rõ ràng rằng là chúng ta phải ngăn cản đại dịch, nhưng cùng một lúc, chúng ta phải giữ trong đầu mình rằng có rất nhiều quốc gia đang đau khổ hơn chúng ta nhiều, những đất nước đang ở trong chiến tranh, những quốc gia đang trải qua cơn đói, vân vân.

Đó là điều quan trọng để chúng ta không chỉ thu mình chúng ta vào trong thời gian mà chúng ta phải chịu sự cách ly, phong tỏa, hạn chế đi lại, nuôi dưỡng những lo lắng của chúng ta, nhưng là chúng ta luôn luôn nhìn vào thế giới bao la, rộng lớn hơn và nghĩ đến những người đang trong sự căng thẳng lớn hơn nhiều.

Trong thời gian sợ hãi này, thời gian của việc bị cách ly, cô lập, người Công Giáo có thể đóng góp và làm chứng như thế nào?

Tôi muốn mời gọi tất cả các Ki tô hữu hãy nhiệt thành cầu nguyện cho những người sẽ phải chịu đau buồn và những người phải đối mặt với khổ đau do bị cô lập, cách ly. Khi mà chúng ta không thể trao cho người khác một cái ôm hôn, hay xoa dịu nỗi đau của người khác bằng đôi tay của mình khi họ đang đau khổ, thì ít nhất chúng ta hãy làm việc đó trong tinh thần.

Chúng ta phải cầu nguyện cách đặc biệt cho những người sẽ chết trong cô độc hay gần như cô độc, cho những gia đình sẽ mất đi một vài người thân yêu của họ mà họ đã không thể đi cùng, bên cạnh người thân của mình trong bệnh viện. Những lễ tang cũng bị hạn chế. Tất cả điều này thực sự là rất đau thương.

Đây có phải là điều mà Hội Đồng Giám Mục Pháp đã quyết định đưa ra một sáng kiến mang tính biểu tượng, thưa Đức Cha?

Thực vậy, các giám mục đang đề nghị tất cả các chuông nhà thờ sẽ đồng đổ chuông vào lúc 7g30 tối vào ngày Thứ Tư, 25/3/2020, và mọi người sẽ đặt nơi các cửa sổ nhà họ những cây đèn cầy đã được đốt lên.

Chúng tôi cũng đang kêu gọi những người Công Giáo cầu nguyện với Kinh Mân Côi, đặc biệt cầu nguyện cho người chết, người đau bệnh, những người đang làm công việc chăm sóc bệnh nhân đang làm việc với sự can đảm và quảng đại, và cầu nguyện cho tất cả mọi người đang gặp khó khăn vào lúc này.

Trong suốt Mùa Chay, điều chính yếu mà chúng ta thực hiện chính là việc giữ cho con tim của chúng ta được mở rộng ra. Và tôi cũng đang nghĩ về những người đang lo lắng về thu nhập của họ. Chúng ta cũng phải bày tỏ sự liên kết xã hội và gia đình. Sẽ có nhiều phương cách cho những người môn đệ của Chúa Ki tô và đặt tình yêu người thân cận vào trong hành động cụ thể.

Làm thế nào để chúng ta duy trì, giữ được những mối dây của sự liên kết mặc dầu có sự cách ly?

Bạn luôn luôn có thể gọi điện thoại, hoặc viết, hoặc gửi một gói đồ quan tâm đến những người già cả hay những người đang bị cách ly. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có thể tìm thấy những cách thức để giúp đỡ. Các sáng kiến đã sẵn sàng được đưa ra.

Việc hạn chế không phải là để trở thành một sự ích kỷ hơn hay ít đi cách ích kỷ xem ra dễ chịu hơn. Những Kitô hữu có thể tạm trú nơi những vùng thôn quê, nhưng họ không được phép quên những bệnh nhân hay các gia đình đang gặp đau buồn, tang thương. Ơn gọi của chúng ta là khóc với những người đang khóc.

Tuy nhiên, nơi các bệnh viện và các trại giam, sứ vụ của các giáo sĩ là trở nên nguồn sức mạnh. Chúng ta đang chờ đợi nhìn thấy những điều này sẽ thế nào.

Thưa Đức Cha, trong khi những Thánh Lễ phải bị đình chỉ, những người Công Giáo làm thế nào có thể tiến hành, sống Mùa Chay tốt hơn?

Các giáo phận và các giáo xứ đang rất linh động, sáng tạo, nhờ vào những phương tiện truyền thông hiện đại. Những buổi tập trung chính thức hằng ngày và mỗi tuần cũng đang được tổ chức để đỡ nâng, hỗ trợ đời sống thiêng liêng của người tín hữu. Chúng ta có nghĩa vụ phải sống Mùa Chay rất tận tuy, đạo đức như đã sống, đã thực hiện trong quá khứ.

Dĩ nhiên, chúng ta có thể trải qua thời gian này- Mùa Chay- tại nhà khi xem các chương trình ti-vi, nhưng sẽ có ích hơn khi tham dự, tham gia các bài sách thiêng liêng và dùng thời gian để cầu nguyện một mình hoặc với gia đình của chúng ta. Chúng ta phải nhận ra thời điềm này, có thể là dài và không có phương hướng, như một lời kêu gọi tái tập trung vào những điều căn bản và lôi kéo chúng ta vào những nguồn nội lực của chúng ta.

Thưa Đức Cha, làm thế nào để chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của thử thách này dưới góc độ, cái nhìn của đức tin? Thiên Chúa ở đâu trong tất cả mọi sự này? Đức Thánh Cha đã, đang cầu xin Thiên Chúa “chấm dứt đại dịch’

Đây là câu hỏi mà con người đã, đang thắc mắc, đang hỏi trong mỗi nạn dịch xảy đến trong lịch sử của chúng ta. Khi Chúa Giêsu được mấy người kể lại cho Người nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng, và chuyện mười tám người bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết (x. Luca 13), Chúa Giê su đã giải thích rằng những người đó không phải là tội lỗi nặng hơn là những người khác đâu.

Chúa Giêsu đã không làm cho các môn đệ của Người có thể trốn thoát khỏi số phận chung của nhân loại, nhưng đảm bảo với chúng ta rằng mỗi người đang sống qua những niềm vui và thử thách trong tình yêu của Thiên Chúa và người thân cận đã được đưa vào cuộc sống vĩnh cừu. Ân sủng của Thiên Chúa đã được ban cho vì điều này.

Đó không phải là một câu hỏi của việc nghĩ rằng Thiên Chúa đang trừng phạt chúng ta, nhưng là tự hỏi tôi có thể thay đổi điều gì trong đời sống của mình để sống trong tình yêu của Thiên Chúa.

Chúng ta có thể làm gì để tận dụng cơ hội được tốt hơn trong thời gian bị cách ly, điều mà khiến cuộc sống của chúng ta đảo lộn, thưa Đức Cha?

Thời gian thiếu thốn này cho phép chúng ta tái khám phá lại đời sống gia đình: niềm vui của việc chơi chung với nhau, của việc cầu nguyện chung gia đình, của việc cùng nhau chuẩn bị, dọn bữa ăn, cùng ăn chung. Bây giờ, chúng ta buộc phải sống cuộc sống của mình qua cầu nguyện, thinh lặng và lắng nghe mỗi người khác, những gì mà lâu rồi đã không có thể thực hiện được, giờ thực hiện trên bề mặt làm cho cuộc sống của chúng ta luôn luôn thú vị.

Giai đoạn này đang bắt buộc chúng ta phải chậm lại.

Đức Cha có nghĩ khủng hoảng này có thể giúp chúng ta chấp nhận tốt hơn sự mong manh và cái chết của chúng ta không?

Với từng nạn dịch, nhân loại thường hứa với chính mình rằng họ sẽ không sống, không làm như trước đây nữa.

Trong Kinh thánh, đó là một câu hỏi về sự chân thành của việc hoán cải. Tôi hy vọng rằng sự khủng hoảng này sẽ là một cơ hội cho chúng đặt câu hỏi cho những lựa chọn cá nhân và tập thể.

Chúng ta biết rằng chúng ta phải chấp nhận những thay đổi mạnh mẽ trong cách sống của chúng ta, đặc biệt với những hạn chế về sinh thái.

Hành tinh của chúng ta đang cạn kiện, ô nhiễm không còn chịu đựng được nữa, sự bất bình đẳng đang gia tăng. Chúng ta sẽ có thể học điều gì từ hệ quả của những điều này từ góc độ tập thể?

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://international.la-croix.com/- What can Catholics do during the crisis?