$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Sứ vụ
»

“Báo chí Hoà bình” để giúp xây dựng một thế giới hoà bình hơn

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 708 | Cật nhập lần cuối: 5/10/2018 9:57:31 AM | RSS

Trong việc hướng tới Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 52 vào ngày Chúa Nhật này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố sứ điệp ngày Thế Giới Truyền Thông với tựa đề : Sự Thật sẽ giải thoát anh em. Tin giả và Phương thức báo chí cho hoà bình”

Nhưng báo chí hoà bình là gì?

Cách đây gần 60 năm, báo chí vì hoà bình đã được hình thành bởi học giả hoà bình nổi tiếng là Johan Galtung. Báo chí hoà bình là một mô hình và là một nguồn lựa chọn thực tế cho các nhà báo.

Chính Glatung đã định nghĩa báo chí hoà bình như “ khi các nhà xuất bản và các nhà tường thuật làm những cuộc chọn lựa- tường thuật về cái gì, và tường thuật như thế nào về noá- sự lựa chọn đó đã tạo nên những cơ hội cho xã hội để xem xét và đánh giá các phản ứng không bạo lực với xung đột.”

Phát biểu với Algessandro Gisotti của Tin Tức Vatican, Galtung giải thích các ông đã xây dựng khái niệm “báo chí hoà bình” và bày tỏ long biết ơn của mình đối với sự quan tâm và ủng hộ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Ý tưởng gốc rễ của báo chí hoà bình

Galtung đã giải thích rằng sự đơn giản bằng việc nghiên cứu và phân tích cách thức mà tin tức được báo cáo của tờ báo Na Uy trong những thập niên 1960, “và điều này là khi chúng ta đang nói về Cuba và Congo”, Galtung đã nhận ra rằng nó đạt tới 4 kết luận: tin tức phải là tiêu cực ( nó phải có cái gì đó liên quan đến chiến tranh và bạo lực); nó phải là “diễn viên được định hướng” không có cấu trúc- ở đó phải có ai đó để đổ lỗi; tin tức phải ảnh hưởng lên các quốc gia, và đặc biệt là nó ảnh hưởng lên những người quan trọng ở các nước quan trọng, Galtung giải thích, vì thế, lấy bất kỳ sự kiện và xem coi liệu nó có đáp ứng được một hoặc cả bốn tiêu chí này hay không : ở điểm này, thật dễ dàng để trở thành tin tức.

60 năm kể từ khi Galtung xây dựng khái niệm “báo chí hoà bình”, ông đã nói nó có ý nghĩa gì đối với ngày hôm nay và chỉ ra rằng trong thời gian đó, ông đã tập trung vào khái niệm hoà bình và đi đến kết luận rằng có sự phân biệt giữa hoà bình “tích cực” và hoà bình “tiêu cực”.

“Báo chí hoà bình” được chia thành hai: báo chí hoà bình” tiêu cực”, khi mà nó cố gắng tìm những giải pháp cho những cuộc xung đột để giảm thiểu bạo lực, tội ác; và báo chí hoà bình “tích cực” mong muốn khám phá khả năng cộng tác tích cực hơn. Galtung nói rằng, nói cách khác, cái thứ nhất tập trung vào khía cạnh tiêu cực và cái thứ hai tập trung vào khía cạnh tích cực.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “báo chí hoà bình”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành thông điệp của Ngày Thế Giới Truyền Thông cho “báo chí hoà bình” và Galtung đã bày tỏ sự biết ơn của ông với sự quan tâm này của Đức Giáo Hoàng.

Galtung nói ông tin rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một trong những nhân vật tích cực nhất của thời đại chúng ta và “ rõ ràng là tôi đã rất ấn tượng sâu sắc bởi lập trường của Galtung về khái niệm như “báo chí hoà bình” và tôi tìm sự ủng hộ của ông.

Nhận xét về cách Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói trong thong điệp, khi khẳng định rằng “ hoà bình là tin tức thật”, Galtung trả lời câu hỏi “Vì sao lại quá khó khăn đối với truyền thong để thong tin về hoà mình? Tại sao tin tức chỉ để quan tâm đến chiến tranh mà thôi?”

Theo Galtung, là “bởi vì họ không biết làm thế nào để viết về hoà bình, thậm chí họ không biết cách khái niệm hoá hoà bình!”

Galtung chỉ ra rằng ở Đan Mạch có một trường hợp đáng chú ý, khi đột nhiên, mọi người bắt đầu nói về “hoà giải” về hoà giải liên quan đến các sự kiện quan trọng đã xảy ra ở Đan Mạch trong quá khứ, và các nhà báo đã không viết về điều này là bởi vì họ thậm chí không hiểu được nó!

Galtung cũng bày tỏ ý kiến của mình rằng những nhà báo nữ thường chú ý hơn và có khả năng đưa “báo chí hoà bình” vào thực tế nhiều hơn các đồng nghiệp nam của họ.

Sự cần thiết của việc huấn luyện, đào tạo nhà báo

Galtung kết luận nhấn mạnh rằng văn hoá của “Báo chí Hoà bình” có gốc rễ của nó trong giáo dục và huấn luyện, đào tạo nhà báo, và không chấp nhận các hướng dẫn được đưa ra bởi một số các trường báo chí lớn trên thế giới ngày hôm nay, để thoát khỏi một mô hình tiêu cực và giới thiệu khái niệm “Báo chí Hoà bình”.

Biên dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va/