$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Thần học

Sự Ngự Đến Của Thánh Thần Chân Lý

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 617 | Cật nhập lần cuối: 5/11/2018 9:03:18 AM | RSS

Loạt bài giáo lý về Chúa Thánh Thần của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Buổi Triều Yết Chung, ngày 26 tháng 04 năm 1989.

Trong các loạt bài suy tư của chúng ta về Kinh Tin Kính Của Các Thánh Tông Đồ, giờ đây chúng ta chuyển từ các điều có liên quan đến Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người vì ơn cứu độ của chúng ta, đến điều mà trong đó chúng ta tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào Chúa Thánh Thần. Chu kỳ Kitô Học giờ đây tiếp nối bởi chu kỳ Thánh Linh Học. Kinh Tin Kính Các Thánh Tông Đồ diễn tả điều này các rõ ràng trong những lời: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần”.

Kinh Tin Kính Công Đồng Nicene-Constantinopolitan triển khai điều này chi tiết hơn: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần, là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống, Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa con mà ra. Người cũng được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy”.

Kinh Tin Kính, một sự tuyên xưng niềm tin được thiết lập bởi Giáo Hội, hướng chúng ta về với các nguồn gốc kinh thánh nơi mà sự thật về Chúa Thánh Thần được trình bày trong bối cảnh về sự mặc khải của Ba Ngôi Thiên Chúa. Nền Thánh Linh Học của Giáo Hội được đặt trên nền tảng Thánh Kinh, đặc biệt là trên Tân Ước, mặc dù ở một mức độ nào đó thì Cựu Ước là hình bóng của Tân Ước.

Nguồn đầu tiên mà chúng ta có thể trở về đó là một bản văn từ Tin Mừng của Thánh Gioan trong phần diễn từ chia tay của Đức Kitô đối với các môn đệ vào ngày trước cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài trên thập giá. Chúa Giêsu nói về việc ngự đến của Chúa Thánh Thần trong sự kết nối với “sự ra đi” của riêng Ngài, bằng việc thông báo sự ngự đến (hay ngự xuống) của Thần Khí trên các tông đồ. “Song, Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em” (Ga 16:7).

Nội dung của bản văn này xem ra có vẻ trái nghịch. Chúa Giêsu, Đấng tạo ra một điểm nhấn “Thầy nói thật với anh em”, trình bày về “sự ra đi” của riêng Ngài (và do đó cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài trên thập giá) là một điều có lợi: “Có lợi cho anh em...”. Tuy nhiên, ngay lập tức Ngài giải thích điều mà giá trị của cái chết của Ngài chứa đựng. Bởi vì đó là một cái chết cứu chuộc, đó là một điều kiện để hoàn thành kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa kế hoạch sẽ được mặc lấy vương miện bởi việc ngự đến của Chúa Thánh Thần. Do đó, đó là một điều kiện của tất cả mọi điều mà Đấng đang đến sẽ mang lại cho các tông đồ và Giáo Hội tương lai của Ngài, khi ấy người ta sẽ lãnh nhận sự sống mới ngang qua việc đón nhận Thần Khí. Việc ngự đến của Thần Khí và tất cả sự việc ấy sẽ sinh ra kết quả mà từ đó sẽ là hoa trái của ơn cứu chuộc của Đức Kitô cho thế giới.

Nếu như sự ra đi của Chúa Giêsu diễn ra ngang qua cái chết của Ngài trên thập giá, thì người ta có thể hiểu cách thế mà tác giả tin mừng Gioan có thể đã nhìn thấy từ trong cái chết này năng quyền và vinh quang của Đấng Chịu Đóng Đinh. Tuy nhiên, những lời của Chúa Giêsu cũng hàm chứa sự thăng thiên về cùng Chúa Cha như là một sự ra đi đã tối hậu (x. Ga 16:10), theo như những gì mà chúng ta đọc được trong Sách Tông Đồ Công Vụ: Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa” (Cv 2:33).

Sự ngự xuống của Chúa Thánh Thần diễn ra sau biến cố thăng thiên. Do đó, đó chính là cuộc khổ nạn và cái chết cứu cuộc của Đức Kitô sinh hoa trái. Đức Giêsu Kitô, Con Người, ở đỉnh cao của sứ mạng thiên sai của Ngài, đã lãnh nhận Thánh Thần từ Chúa Cha, trong sự trọn vẹn mà trong đó Thần Khí này được ban tặng cho các tông đồ và cho Giáo Hội qua mọi thời đại. Chúa Giêsu đã nói trước: Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12:32). Rõ ràng điều này chỉ ra tính cách hoàn vũ của ơn cứu độ cả ở trong nghĩa rộng của ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại, và theo nghĩa hẹp của tính toàn vẹn của các ân sủng được trao ban cho những người được cứu chuộc. Tuy nhiên, ơn cứu độ toàn cầu này phải được đạt tới ngang qua trung gian là Chúa Thánh Thần.

Chúa Thánh Thần là Đấng sẽ đến như là hiệu quả và bởi mối lợi của sự ra đi của Đức Kitô. Những lời của câu Gioan 16:7 diễn tả một mối liên hệ nhân quả. Chúa Thánh Thần được sai đến bởi hiệu quả của ơn cứu chuộc được làm cho hiệu nghiệm bởi Đức Kitô: “Nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em” (x. Tông Huấn Dominum et Vivificantem – DV 8 – Thiên Chúa và Là Đấng Ban Sự Sống). Thực ra, “theo như kế hoạch thánh, thì ‘sự ra đi’ của Đức Kitô là một điều kiện không thể thiếu cho việc “sai đến” và ngự đến của Chúa Thánh Thần, nhưng những lời này cũng nói rằng điều khởi đi từ bây giờ là một sự trao hiến chính bản thân mang tính cứu độ mới của Thiên Chúa, trong Chúa Thánh Thần” (DV 11).

Ngang qua việc được “giương cao” của Ngài trên thập giá, Đức Giêsu Kitô sẽ “lôi kéo mọi người lên với Ngài” (x. Ga 12:32). Trong ánh sáng của những lời được nói trong Bữa Tiệc Ly chúng ta hiểu rằng “việc lôi kéo” ấy được làm cho hiệu nghiệm nhờ bởi Đức Kitô vinh quang ngang qua việc sai Chúa Thánh Thần ngự đến. Chính vì lý do này mà Đức Kitô phải ra đi. Việc Nhập Thể đạt tới các hiệu quả cứu chuộc của nó ngang qua Thần Khí. Ngang qua việc rời khỏi thế gian này, Đức Kitô không chỉ để lại thông điệp cứu độ của Ngài, nhưng còn trao ban Thần Khí, và điều ấy có liên hệ đến tính hiệu quả của thông điệp và của ơn cứu chuộc ở trong tất cả sự viên mãn của ơn này.

Một Ngôi Vị Riêng Biệt

Chúa Thánh Thần, như đã được Chúa Giêsu trình bày cách đặc biệt trong diễn từ chia ly của Ngài tại phòng tiệc ly, rõ ràng là một Ngôi Vị riêng biệt so với chính bản thân Chúa Giêsu: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” (Ga 14:16). “Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14:26). Khi nói về Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu thường xuyên dùng đại từ nhân xưng “Người”. “Người sẽ làm chứng về Thầy” (Ga 15:26). “Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi” (Ga 16:8). “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16:13). “Người sẽ tôn vinh Thầy” (Ga 16:14). Từ những đoạn kinh thánh này chúng ta có thể thấy rõ ràng Chúa Thánh Thần là một Ngôi Vị, và không phải thuần tuý là một quyền năng vô ngôi vị xuất phát từ Đức Kitô (x. ví dụ, Lc 6:19: “Một sức mạnh xuất phát từ Ngài...”). Là một Ngôi Vị, Ngài có hoạt động riêng biệt chính đáng của tính cách cá vị của riêng Ngài. Khi nói về Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu nói với các tông đồ rằng: “Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em” (Ga 14:17). “Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14:26). “Người sẽ làm chứng về Thầy” (Ga 15:26). “Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn.” “Tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại” (Ga 16:13). Người “sẽ tôn vinh” Đức Kitô (x. Ga 16:14), và “Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi” (Ga 16:8). Thánh Phaolô Tông Đồ, về phần mình, đã cho chúng ta thấy rằng Chúa Thánh Thần “đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên” (Gl 4:6); “Người phân chia cho mỗi người mỗi cách, tuỳ theo ý của Người” (1 Cr 12:11); “Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh” (Rm 8:27).

Do đó, Chúa Thánh Thần được Chúa Giêsu mặc khải là một Nhân Vị (Ngôi Ba của Ba Ngôi Thiên Chúa) cùng với hoạt động của cá nhân Ngài. Tuy nhiên, trong cùng một diễn từ chia ly, Chúa Giêsu lại cho thấy những mối dây liên kết ngôi vị của Chúa Thánh Thần với Chúa Cha và Chúa Con. Ngài thông báo về sự hiện xuống của Chúa Thánh Thần, và đồng thời mặc khải cách xác định về Chúa Cha như là Ba Ngôi Tam Vị Nhất Thể.

Chúa Giêsu nói với các tông đồ: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” (Ga 14:16). “Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha” (Ga 15:26), “Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy” (Ga 14:26). Do đó, Chúa Thánh Thần là một Ngôi Vị riêng biệt với Chúa Cha và Chúa Con và, đồng thời lại hiệp nhiệm thâm tình với các Ngài. “Ngài xuất phát” từ Chúa Cha, và Chúa Cha “sai” Ngài nhờ danh của Chúa Con và chính từ đây mà ơn cứu chuộc được làm cho hiệu nghiệm bởi Chúa Con ngang qua sự tự hiến mình trên thập giá. Do đó, Chúa Giêsu nói, “Nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em” (Ga 16:7). “Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha” được Đức Kitô thông báo là Đấng Bảo Trợ, Đấng “mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha” (Ga 15:26).

Bản văn của Thánh Gioan thuật lại diễn từ của Chúa Giêsu trong nhà tiệc ly hàm chứa sự mặc khải về hành vi cứu độ của Thiên Chúa như là Ba Ngôi Thiên Chúa. Tôi đã viết trong Tông Huấn Dominum et Vivificantem – Tông Huấn Thiên Chúa và Là Đấng Ban Sự Sống: “Chúa Thánh Thần, đồng bản tính với Chúa Cha và Chúa Con, là tình yêu và là ân sủng không phải được tạo thành từ ân sủng ấy phát xuất từ nguồn của chính nó mọi ân sủng trao ban cho mọi tạo vật (những ân sủng được tạo thành); ân sủng của sự hiện hữu của tất cả mọi sự, ngang qua việc tạo dựng; ân sủng ban cho con người ngang qua toàn thể công trình cứu chuộc” (số 10).

Chúa Thánh Thần mặc khải chiều sâu của thiên tính: mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa mà trong đó ba Ngôi Vị đều hiện hữu, nhưng mở ra cho con người để ban cho họ sự sống và ơn cứu độ. Thánh Phaolô nói đến điều đó khi Ngài viết trong Thư Thứ I Gửi Tín Hữu Cô-rin-tô rằng “Thần Khí thấu suốt mọi sự, ngay cả những gì sâu thẳm nơi Thiên Chúa” (1 Cr 2:10).

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ)