$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Thần học

Bài giáo lý về Kinh Lạy Cha của ĐTC Phanxicô: hãy tin tưởng vào Thiên Chúa, Người biết hết mọi sự.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 642 | Cật nhập lần cuối: 3/1/2019 4:02:08 PM | RSS

Trong buổi tiếp kiến chung tuần này, ĐTC Phanxicô tiếp tục bài giáo lý của Ngài về lời cầu nguyện của Chúa Giê su, Kinh Lạy Cha, Ngài tập trung vào điều thứ nhất trong 7 điều cầu xin “Xin cho danh Cha cả sáng”

Nói với các khách hành hương đang tập trung tại Quảng trường Thánh Phê rô trong tiết trời ấm áp, dưới bầu trời nắng ấm, Đức Thánh Cha tha thiết kêu mời mọi người hãy tin cậy vào Cha trên trời, Đấng biết hết mọi sự về chúng ta và hãy xin Người những gì chúng ta cần mà không phải lo lắng và bối rối.

Đức Thánh Cha nói rằng “Kinh Lạy Cha” là khuôn mẫu của mọi lời cầu nguyện, bao gồm việc chiêm ngắm Thiên Chúa và những lời cầu xin chân thành cho những nhu cầu của chúng ta. 3 trong số 7 điều cầu xin của “Kinh Lạy Cha” tập trung vào Ngài , Thiên Chúa là Cha- thánh thiện trong danh Ngài, nước Ngài trị đến, ý Cha được thể hiện.

Bốn điều còn lại liên quan đến “chúng con” và những nhu cầu của chúng ta – lương thực hằng ngày, tha thứ cho những tội của chúng ta, đừng để chúng ta ở trong cám dỗ, và giải thoát chúng ta khỏi sự dữ.

Cha biết hết mọi sự

Đức Thánh Cha nói, Chiêm ngắm Thiên Chúa là khuôn mẫu của mọi lời cầu nguyện của người Ki tô hữu và của nhân loại. Một mặt, chúng ta chiễm ngắm Thiên Chúa, mầu nhiệm, vẻ đẹp, sự tốt lành của Ngài, mặt khác, chúng ta cầu xin Cha cách chân thành và can đảm về “những gì chúng ta cần để sống, và để sống tốt”. Như thế, thật đơn giản và chính yếu, Kinh Lạy Cha giao dục chúng ta, những người cầu nguyện với Thiên Chúa mà không phải dài lời, bởi vì Chúa Giêsu nói “Cha của anh em biết tất cả những gì anh em cần ngay cả trước khi anh em cầu xin” (Mt 6,8)

Đức Thánh Cha giải thích rằng trong những lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta đã không tỏ lộ chính chúng ta cho Cha bởi vì Ngài biết chúng ta rõ hơn chúng ta biết bản thân mình. Với chúng ta, Thiên Chúa là một mầu nhiệm, nhưng chúng ta không phải là một bí ẩn trong mắt của Ngài. Chúa Cha giống như bao người mẹ, trong nháy mắt hiểu mọi thứ về con cái của mình: dù chúng hạnh phúc hay buồn phiền, dù chúng chân thành hay đang che giấu điều gì đó.

Hãy tin cậy vào Cha

Bước đầu tiên trong lời cầu nguyện của người Ki tô hữu là sự tín thác bản thân chúng ta vào Thiên Chúa, cho sự quan phòng của Ngài. Trong bài giảng Trên Núi, theo sau “Kinh Lạy Cha”, Chúa Giêsu khuyên chúng ta đừng lo lắng và áy náy. Điều này xem ra có vẻ mâu thuẫn về điều đầu tiên mà Chúa Giê su dạy chúng ta khi xin lương thực hằng ngày, rồi sau đó, nói với chúng ta đừng lo lắng về cơm ăn, áo mặc, nước uống. Đức Thánh Cha giải thích rằng sự mâu thuẫn chỉ hiển nhiên. Lời cầu nguyện của người Ki tô hữu bày tỏ sự tin cậy vào Chúa Cha và đây là điều quý giá nơi sự tin cậy này, điều làm cho chúng ta cầu xin về những gì chúng ta cần mà không bị lo lắng, và áy náy, băn khoăn.

Sự thánh thiện của Thiên Chúa phản chiếu nơi chúng ta.

Trong lời nguyện xin “Xin cho danh Cha cả sáng”, Đức Thánh Cha lưu ý, người ta đã đặt tất cả sự ngưỡng mộ nơi Chúa Giê su vì vẻ đẹp và tốt lành của Chúa Cha, và ước mong rằng mọi người nhận ra và yêu Chúa Cha vì tất cả những gì Ngài thực sự là. Đồng thời, có lời cầu xin rằng Danh Ngài thánh hóa chúng ta, thánh hóa gia đình, cộng đồng chúng ta, và thánh hóa toàn thể thế giới. Trong khi Thiên Chúa thánh hóa và biến đổi chúng ta bằng tình yêu của ngài, thì cũng thế, chúng ta, bằng lời chứng của mình, chúng ta phải làm cho sự thánh thiện của Thiên Chúa được hiển hiện trong thế giới, làm cho Danh của Cha được hiện diện ở thế giới này.

Đức Thánh Cha nói rằng sự thánh thiện của Thiên Chúa phải được phản chiếu trong những hành động, trong cuộc sống của chúng ta. Như là một người Ki tô hữu, nếu chúng ta làm những điều xấu, làm tổn thương và tai tiếng, thì khi đó, chúng ta không phản chiếu được sự thánh thiện của Thiên Chúa trong thế giới này.

Sự thánh thiện của Thiên Chúa tiêu diệt ác thần

Đức Thánh Cha tiếp tục, sự thánh thiện của Thiên Chúa là một sức mạnh mở rộng và khi chúng ta cầu nguyện sự thánh thiện sẽ nhanh chóng phá vỡ các rào cản của thế giới chúng ta. Và người đầu tiên phải chịu đựng điều này là ác thần, sự dữ đang làm khổ cả thế giới. Khi Chúa Giêsu xua đuổi tà ma, họ phản kháng. Sự thánh thiện của Chúa Giêsu được kéo dài và mở rộng thành các vòng tròn đồng tâm, giống như khi bạn ném đá vào hồ ao. Đức Thánh Cha đảm bảo, những ngày của sự dữ, ác thần được đánh số và nó không còn có thể gây hại cho chúng ta nữa, bởi vì Chúa Giêsu, Đấng mạnh mẽ đến chiếm lấy ngôi nhà mà Ngài đã đến. Chúa Giêsu cũng cho chúng ta sức mạnh để chiếm lấy ngôi nhà bên trong của chúng ta.

Đức Thánh Cha nóii rằng lời cầu nguyện xua tan mọi nỗi sợ hãi vì Chúa Cha yêu thương chúng ta, Chúa Con giơ hai cánh tay của Ngài bên cạnh chúng ta và Chúa Thánh Thần hoạt động trong bí mật để cứu chuộc thế giới. Do đó, chúng ta không dao động trong sự không chắc chắn bởi vì Chúa Giêsu Đấng yêu thương chúng ta đã hiến mạng sống của mình cho chúng ta và Thánh Thần ở trong chúng ta.

Biên dịch : Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va