$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Thần học

Bài giáo lý về cầu nguyện của ĐTC: CHIA TRÍ, NHỮNG KHI KHÔ KHAN, LƯỜI BIẾNG

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 350 | Cật nhập lần cuối: 5/21/2021 10:01:37 AM | RSS

Bài giáo lý về cầu nguyện của ĐTC: CHIA TRÍ, NHỮNG KHI KHÔ KHAN, LƯỜI BIẾNG

Dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Với bài giáo lý tiếp theo hằng tuần, trong buổi tiếp kiến chung hôm Thứ Tư 19/5/2021, Đức Thánh Cha tiếp tục nói về đề tài cầu nguyện, đề cập đến những khó khăn trong khi cầu nguyện gồm Chia trí, những lúc khô khan, và sự lười biếng…và mời gọi chúng ta phải tìm cách vượt qua những khó khăn này.

Sau đây là nguyên văn bài giáo lý được chuyển dịch từ bản tiếng Anh trên trang http://www.vatican.va/

Anh Chị Em thân mến

Chúng ta tiếp tục chuỗi bài Giáo lý, và trong bài giáo lý này, chúng ta liên hệ đến kinh nghiệm sống về cầu nguyện, cố gắng trình bày cho thấy một vài khó khăn rất thường gặp, mà chúng ta phải nhận rõ mặt của nó và để vượt qua. Cầu nguyện không dễ dàng đâu: nhiều khó khăn bày giãi ra trong khi chúng ta cầu nguyện. Vì thế, thật cần thiết để nhận biết những khó khăn này, và tìm cách để vượt qua chúng.

Vấn đề đầu tiên nổi lên đối với người cầu nguyện là sự chia trí (x. GLCG số 2729). Bạn bắt đầu cầu nguyện, và sau đó tâm trí bạn đi lang thang, nó lang thang đến tất cả mọi nơi, con tim bạn ở đây, nhưng trí của bạn lại ở chỗ khác…chia trí khỏi việc cầu nguyện. Cầu nguyện thường đi cùng với chia trí. Thực vậy, tâm trí con người thật khó mà tập trung lâu vào một suy nghĩ nào đó duy nhất. Tất cả chúng ta có kinh nghiệm này và trải qua cơn lốc của những hình ảnh và ảo ảnh trong chuyển động liên tục của nó song hành với chúng ta, thậm chí cả khi chúng ta đang ngủ. Và hầu hết chúng ta biết rằng sẽ không tốt đâu khi đi theo khuynh hướng rối loạn này.

Cuộc chiến để đạt được và duy trì sự tập trung không chỉ liên quan đến cầu nguyện. Nếu một người không đạt được một mức độ tập trung đầy đủ, thì người đó không thể học hành cách thuận lợi được, cũng chẳng làm việc có hiệu quả tốt. Các vận động viên ý thức rằng các cuộc thi không chỉ giành được chiến thắng qua việc luyện tập cơ thể, nhưng còn là kỷ luật tinh thần: trên hết là khả năng tập trung và duy trì sự tập trung.

Chia trí không có tội, nhưng chúng ta phải đấu tranh với nó. Trong di sản của đức tin nơi chúng ta, có đó một nhân đức mà thường bị quên lãng, nhưng lại có đó trong Tin Mừng. Nó được gọi là “tỉnh thức”. Và Chúa Giêsu nói “Hãy tỉnh thức. Cầu nguyện”. Giáo lý đề cập đến điều này cách rõ ràng trong phần hướng dẫn cầu nguyện (GLCG số 2730). Chúa Giêsu thường mời gọi các môn đệ có thái độ sống tỉnh thức, được hướng dẫn bởi suy nghĩ rằng sớm muộn gì Người cũng sẽ trở lại, giống như chàng rể từ tiệc cưới, hay ông chủ đi xa trở về. Nhưng chúng ta không biết ngày nào, giờ nào Người trở lại, tất cả mọi phút giây trong đời sống của chúng ta thật quý giá và không nên để bị lãng phí vào những sự phân tâm, chia trí. Trong một lúc nào đó chúng ta không biết, tiếng của Chúa sẽ vang lên: vào ngày đó, những người được Chúa chúc lành là những tôi tớ mà Chúa thấy họ vẫn cần cù, vẫn đang tập trung vào những gì thực sự là quan trọng. Họ không đi lạc vào trong sự đuổi bắt mọi thứ hấp dẫn đến trong tâm trí mình, nhưng cố gắng bước đi trên đường ngay chính, làm những điều tốt và thực hiện phận vụ của mình. Đây là sự chia trí, phân tâm: trí tưởng tượng đi lang thang, nó đi lang thang và lang thang… Thánh Teresa thường gọi sự tưởng tượng đi lang thang trong cầu nguyện này là “người đàn bà điên đi trong căn nhà”; giống như một người đàn bà điên dẫn bạn đi đến chỗ này, đến chỗ kia…Chúng ta phải dừng nó lại và nhốt trí tưởng tượng đó, bằng sự tập trung.

Những khi khô khan cũng bàn luận đến. Giáo lý Công Giáo mô tả về tình trạng khô khan này theo cách này “Khi ta cảm thấy xa cách Chúa, không còn hứng thú với những ý nghĩ hoài niệm và tâm tình thiêng liêng. Đây là lúc chúng ta chỉ còn lấy đức tin mà gắn bó với Đức Ki-tô trong cơn hấp hối và trong mồ tối.” (số 2731). Sự khô khan khiến chúng ta nghĩ về ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, vào ban đêm, và Thứ Bảy Tuần Thánh, tất cả những ngày này: Chúa Giêsu không có ở đó, Ngài ở trong mộ; Ngài đã chết, và chúng ta cô đơn. Và đây là ý nghĩ làm nảy sinh sự khô khan. Thường thì chúng ta không biết những lý do nào cho sự khô khan: nó có thể phụ thuộc vào chúng ta, nhưng cũng có thể là từ Thiên Chúa, Đấng cho phép những tình huống nhất định bên ngoài và bên trong đời sống. Hoặc đôi khi, nó có thể là cơn nhức đầu hay một vấn đề nào về gan làm cho chúng ta ngưng lại việc bước vào cầu nguyện. Thường thì chúng ta thực sự không biết lý do, các bậc thầy về linh đạo mô tả kinh nghiệm đức tin giống như là một sự luân phiên liên tục được an ủi và những lúc buồn phiền; có đó những lúc mọi sự trở nên dễ dàng, trong khi những lúc khác lại bị đánh dấu bởi sự nặng nề. Rất thường, khi gặp một người bạn, chúng ta hỏi “Bạn sao rồi, khỏe không?”–“Hôm nay tôi xuống tinh thần”. Chúng ta thường bị “xuống tinh thần”, hoặc là chúng ta chẳng cảm thấy gì, chúng ta không có sự an ủi, chúng ta không thể có. Đó là những ngày xám xịt…và có rất nhiều ngày xám xịt như vậy trong đời sống của chúng ta! Nhưng nguy hiểm ở chỗ là có một con tim xám xịt: khi mà “tinh thần đi xuống” này chạm đến trái tim và làm cho con tim sinh bệnh…và có nhiều người sống với con tim xám xịt này! Điều này thật tệ hại: một người không thể cầu nguyện, một người không cảm thấy được an ủi với một trái tim xám xịt! Hoặc người ta không thể thoát ra sự khô khan thiêng liêng với con tim xám xịt. Trái tim phải được mở ra và chiếu sáng, đến độ ánh sáng của Chúa có thể chiếu vào trong đó. Và nếu ánh sáng Chúa chưa vào, hãy chờ đợi với niềm hy vọng. Đừng đóng cửa trái tim lại bằng màu xám xịt.

Tiếp đến, một điều khác nữa là sự lười biếng, một khuyết điểm khác, một sai lầm khác, nó thực sự là một cám dỗ chống lại cầu nguyện, và nói chung, chống lại đời sống Kitô hữu. Lười biếng là “một hình thức suy nhược do thiếu khổ chế, chểnh mảng canh thức, lơ là đời sống nội tâm.” (s. 2733). Nó là một trong bảy “tội trọng” bởi vì nó bị thúc đẩy bởi sự tự phụ, thứ dẫn đến cái chết của linh hồn.

Vậy chúng ta có thể làm gì được trong cái chuỗi của sự hứng thú và chán nản thay nhau mà đến này? Một người phải luôn luôn học tiến về phía trước. Sự tiến bộ thực trong đời sống thiêng liêng không phải là việc nhân lên gấp đội, nhưng là có khả năng để duy trì cầu nguyện trong những lúc khó khăn: vẫn đi, vẫn bước đi, tiếp tục đi…và nếu bạn mệt mỏi, hãy dừng lại đôi chút, và sau đó, lại bắt đầu đi tiếp. Nhưng với sự kiên trì. Chúng ta hãy nhớ câu chuyện dụ ngôn của Thánh Phanxicô về niềm vui trọn vẹn: nó không phải là những may mắn như mưa từ trời trút xuống trên người tu sĩ mà họ có khả năng đong đếm được, nhưng là việc bước đi trong kiên định, thậm chí khi họ không được công nhận, ngay cả khi họ bị ngược đãi, thậm chí mọi thứ mất hết hương vị ban đầu của nó. Tất cả các thánh đều trải qua “thung lũng đen tối” này, và chúng ta đừng để mình bị sốc nếu đọc những nhật ký của các ngài khi mà chúng ta đọc thấy nhiều câu chuyện của những buổi tối cầu nguyện vô hồn, sống không có nhiệt huyết. Chúng ta phải học để thưa rằng “Lạy Chúa của con, mặc dù Ngài dường như đang làm mọi thứ để làm cho con không tin vào Ngài, thì con vẫn tiếp tục cầu nguyện với Ngài.” Những người tin tưởng vào Chúa chẳng bao giờ ngưng cầu nguyện! Đôi khi có thể giống lời cầu nguyện của ông Gióp, khi không chấp nhận rằng Thiên Chúa lại đối xử với ông bất công, phản đối và kêu cầu Chúa phán xét. Nhưng rất thường, ngay cả khi phản đối với Chúa cũng là một cách cầu nguyện hoặc, như một bà già nhỏ bé kia nói “nổi giận với Chúa cũng là một hình thức cầu nguyện”, bởi vì nhiều khi đứa con tức giận cha nó: đó là một cách của sự liên hệ với cha; khi mà nó thừa nhận ông ấy là “cha”, và nó có thái độ tức giận …

Và chúng ta cũng vậy, là những con người kém thánh thiện và kiên nhẫn hơn Gióp, biết rằng cuối cùng, vào cuối thời kỳ của phiền muộn, khi mà chúng ta đã được đưa lên Trời, những tiếng khóc thầm và thắc mắc “tại sao” nhiều lần đó, Thiên Chúa sẽ trả lời cho chúng ta. Đừng quên cầu nguyện, hỏi “tại sao?”. Đó là lời cầu nguyện của những đứa trẻ khi chúng bắt đầu không hiểu sự việc, mà các nhà tâm lý học gọi là “giai đoạn tại sao”, bởi vì đứa bé hỏi cha nó “Ba ơi, tại sao vậy? Ba ơi, sao thế? Ba ơi, tại sao?” Nhưng hãy cẩn thận: đứa nhỏ không nghe câu trả lời của ba nó đâu. Người cha bắt đầu trả lời, nhưng đứa con ngắt ngang lời ba nó với câu hỏi khác “Tại sao?” Đứa nhỏ muốn lôi kéo sự chú ý của ba nó vào nó; và khi chúng ta có một chút sự tức giận với Chúa, và bắt đầu cật vấn tại sao, chúng ta đang thu hút trái tim của Cha chúng ta đến nỗi khốn khổ của chúng ta, đến những khó khăn của chúng ta, thu thút trái tim của Cha đến cuộc sống của chúng ta. Nhưng phải, hãy can đảm để thưa với Chúa “Nhưng mà tại sao vậy Chúa?” Bởi vì đôi khi, nổi giận một chút thì tốt cho các bạn, bởi vì nó đánh thức lại mối quan hệ cha-con trai, cha-con gái mà chúng ta phải có với Thiên Chúa. Và với tình yêu của một người cha Ngài sẽ chấp nhận ngay cả những biểu tỏ khó chịu, cục cằn và cay đắng nhất của chúng ta, và sẽ coi những biểu hiện này như là một hành động của niềm tin, như là một lời cầu nguyện. Xin cám ơn các bạn.

Nguồn: http://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2021/documents/papa-francesco_20210519_udienza-generale.html

Bài giáo lý về cầu nguyện của ĐTC: CHIA TRÍ, NHỮNG KHI KHÔ KHAN, LƯỜI BIẾNG0Bài giáo lý về cầu nguyện của ĐTC: CHIA TRÍ, NHỮNG KHI KHÔ KHAN, LƯỜI BIẾNG

Bài giáo lý về cầu nguyện của ĐTC: CHIA TRÍ, NHỮNG KHI KHÔ KHAN, LƯỜI BIẾNG