$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Thần học

Bài Giáo lý đầu tiên của chuỗi bài GL với chủ đề CHỮA LÀNH THẾ GIỚI của ĐTC Phanxicô hôm 5/8/2020

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 297 | Cật nhập lần cuối: 8/6/2020 9:04:18 PM | RSS

Hôm 5/8/2020 trong buổi Tiếp kiến Chung tại Thư viện Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu loạt bài giáo lý của Ngài với chủ đề “Chữa lành thế giới.” Đây là bài giáo lý đầu tiên trong chuỗi bài giáo lý tiếp sau đó, và hôm nay cũng là buổi Tiếp kiến chung đầu tiên của Đức Thánh Cha sau kỳ nghỉ hè ngắn của ngài.

Bài Giáo lý đầu tiên của chuỗi bài GL với chủ đề CHỮA LÀNH THẾ GIỚI của ĐTC Phanxicô hôm 5/8/2020

Anh Chị Em thân mến,

Đại dịch vẫn đang tiếp diễn, gây nên những vết thương sâu thẳm, phơi bày ra sự tổn thương của chúng ta. Nơi mỗi lục địa, vẫn còn nhiều người chết, nhiều người bị nhiễm bệnh. Nhiều người và nhiều gia đình đang sống trong một thời gian bấp bênh, không có gì chắc chắn do bởi những vấn nạn của kinh tế -xa hội, đặc biệt là sự ảnh hưởng của những người nghèo khổ nhất.

Như vậy, chúng ta phải tiếp tục giữ cái nhìn kiên định về Chúa Giêsu (x. Do Thái 12,2): giữa cơn đại dịch này, đôi mắt của chúng ta ngước nhìn về Chúa Giê su, và với niềm tin này, niềm hy vọng về Nước Thiên Chúa mà chính Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta (x. Mc 1,5; Mt 4,17, GLCG 2816). Một Vương quốc của sự chữa lãnh và cứu độ đã hiện diện ở giữa chúng ta (x. Lc 10,11). Một Vương quốc của công lý và hòa bình được hiển thị qua những công việc bác ái, làm gia tăng hy vọng và sức mạnh của niềm tin (x. Cr 13,13). Trong truyền thống Kitô giáo, đức tin, đức cậy và đức mến không chỉ là cảm xúc và thái độ. Đó là những nhân đức được truyền vào trong chúng ta qua ân huệ của Chúa Thánh Thần (x. GLCG 1812, 1813): những quà tặng đó chữa lành chúng ta và làm cho chúng ta trở nên những người chữa lành, những quà tặng đó mở ra cho chúng ta những chân trời mới, ngay cả khi chúng ta đang điều hướng những giòng chảy khó khăn của thời đại mình.

Hãy làm mới lại mối liên hệ với Tin Mừng của đức tin, đức cậy và của đức mến mời gọi chúng ta đảm nhận lấy một tinh thần sáng tạo và được đổi mới. Bằng cách thức này, chúng ta sẽ có thể biến đổi những gốc rễ của những căn bệnh về thể lý, tinh thần và xã hội và những tập tục phá hoại, ngăn cách chúng ta với người khác, đe dọa gia đình nhân loại và hành tinh của chúng ta.

Sứ mạng của Chúa Giêsu đưa ra nhiều ví dụ cho việc chữa lành: khi Ngài chữa cho những người bị sốt (x. Mc 1,29-34), chữa người bị phong hủi (x. Mc 1,40-45), bị bại liệt (x. Mc 2,1-12); khi Chúa chữa cho người mù được sáng mắt (x. Mc 8, 22-26; Ga 9,1-7); cho người câm điếc nghe nói được (x. Mc 7,31-37). Trong thực tế, Chúa Giêsu không chỉ cứu chữa lành cái xấu, ác về thể xác – đây là thực –tai họa về thể xác- nhưng Ngài còn cứu chữa toàn thể con người. Trong cách thức đó, Chúa Giêsu phục hồi cho con người để họ quay trở lại với xã hội, hòa nhập vào trong cộng đồng, được chữa lành; Ngài giải thoát con người khỏi tình trạng cô lập bởi vì Ngài đã cứu chữa họ.

Chúng ta hãy nghĩ đến câu chuyện tuyệt vời kể về việc Chúa cứu chữa người bại liệt ở Caphacnaum (x. Mc 2, 1-12) mà chúng ta vừa nghe đọc vào lúc đầu của buổi tiếp kiến. Trong khi Chúa Giêsu đang giảng dạy ở trong nhà, thì bốn người đã khiêng người bại liệt đến cho Chúa Giêsu. Vì dân chúng tụ tập quá đông cả trong nhà lẫn ngoài sân, nên những người này không thể đi vào, nên họ đã khoét một lỗ trên mái nhà và thòng cái cáng có người bại liệt xuống trước mặt Chúa Giêsu. “Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt : “Này con, con đã được tha tội rồi.” (c.5) Và sau đó, như một dấu hiển nhiên, Chúa nói “Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà!” (c.11)

Một ví dụ về việc chữa lành tuyệt vời biết bao! Hành động của Đức Kitô là một câu trả lời trực tiếp cho niềm tin của con người, cho niềm hy vọng mà họ đặt nơi mà, câu trả lời cho tình yêu mà họ cho thấy tình yêu mà họ có dành cho từng người khác. Và vì thế, Chúa Giêsu chữa lành, nhưng không chỉ đơn giản là cứu chữa bệnh bại liệt. Ngài cứu chữa mọi người, Ngài tha thứ tội lỗi, Ngài làm mới lại cuộc sống của người bại liệt và bạn bè của người bại liệt. Ngài sinh ra anh ta một lần nữa, và chúng ta nói điều này theo cách như thế. Đó là sự chữa lành thể xác và tinh thần, chữa lành tất cả, là hoa trái của việc tiếp xúc mang tính cá nhân và xã hội. Chúng ta hãy tưởng tượng tình bạn này thế nào, và niềm tin của tất cả những người có mặt trong căn nhà đó, họ sẽ dần lớn lên như thế nào nhờ vào hành động cứu chữa của Chúa Giêsu, sự chữa lành đưa đến gặp gỡ với Chúa Giêsu.

Và vì thế chúng ta có thể cật vấn chính mình: ngày hôm nay, chúng ta có thể giúp chữa lành thế giới của chúng ta bằng cách thức nào? Như là những môn đệ của Chúa Giêsu, Đấng là lương y của linh hồn và thân xác của chúng ta, chúng ta được kêu gọi để tiếp tục “công việc của Ngài, công việc chữa lành và cứu độ” (GLCG 1421) trong ý nghĩa thể lý, xã hội và tinh thần.

Mặc dầu Giáo Hội quản lý ân sủng chữa lành của Chúa Kitô qua các Bí tích, và mặt dầu Giáo hội cung cấp phục vụ chăm sóc sức khỏe tại những góc xa xôi nhất hành tinh, thì Giáo Hội không phải là một chuyên gia để ngăn chặn hay chữa khỏi đại dịch. Giáo Hội giúp đỡ người bệnh, nhưng Giáo Hội không là chuyên gia. Giáo Hội cũng không đưa ra những chỉ dẫn chính trị- xã hội cụ thể (x. Tông thư Octogesima adveniens (Bát Thập Niên)– Thánh GH Phaolô VI, 14/8/1971, số 4). Đây là công việc của những nhà lãnh đạo chính trị và xã hội. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, với ánh sáng của Tin Mừng, Giáo Hội đã trình bày, đưa ra một số nguyên tắc xã hội cơ bản (x. Học Thuyết Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, 160-208) những nguyên tắc có thể giúp chúng ta đi tới trong việc chuẩn bị cho tương lai mà chúng ta cần đến. Tôi trích dẫn những nguyên tắc chính yếu liên hệ rất gần: nguyên tắc về phẩm giá con người, nguyên tắc về công ích, nguyên tắc ưu tiên bảo vệ người nghèo, nguyên tắc mục tiêu phổ quát về những nhu cầu, nguyên tắc đoàn kết, nguyên tắc bổ trợ, nguyên tắc bảo vệ ngôi nhà chung. Những nguyên tắc này giúp những nhà lãnh đạo, những người có trách nhiệm với xã hội, thúc đẩy sự phát triển và cũng như trong trường hợp của đại dịch, là sự chữa lành, hàn gắn các kết cấu cá nhân và xã hội. Tất cả những nguyên tắc này thể hiện theo những cách thức khách nhau trong các nhân đức tin, cậy, và mến.

Trong một vài tuần tới, tôi mời các bạn cùng nhau giải quyết những vấn đề cấp bách mà trước mắt đại dịch đã đem tới, trên hết với những căn bệnh xã hội. Và chúng ta sẽ làm điều này trong ánh sáng của Tin Mừng, của những nhân đức đối thần và của những nguyên tắc trong Giáo huấn Xã hội Công Giáo. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá làm thế nào mà truyền thống xã hội Công Giáo có thể giúp gia đình nhân loại chữa lành thế giới này đang đau khổ vì những căn bệnh nghiêm trọng. Đó là mong ước của tôi mà mọi người cùng suy tư và hành động, trong tư cách như là những người theo Chúa Giêsu, Đấng cứu chữa, để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, tràn đầy hy vọng cho những thế hệ tương lai (x. Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 183).

Xin cảm ơn tất cả mọi người.

Tôi chào thăm những tín hữu nói tiếng Anh. Tôi xin gửi niềm vui và sự bình an của Chúa trên quý vị và gia đình quý vị. Xin nhớ cầu nguyện cho tôi. Xin Chúa ban phúc lành trên quý vị.

Bài Giáo lý đầu tiên của chuỗi bài GL với chủ đề CHỮA LÀNH THẾ GIỚI của ĐTC Phanxicô hôm 5/8/2020

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: http://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200805_udienza-generale.html