$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Đào tạo
»
»
Thần học

“Đức tin và phẩm giá con người”- Bài Giáo lý thứ hai của chủ đề “CHỮA LÀNH THẾ GIỚI”. Dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 308 | Cật nhập lần cuối: 8/13/2020 9:13:00 PM | RSS

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Buổi tiếp kiến chung vào sáng ngày Thứ Tư 12.08.2020 đã diễn ra tại Thư viện Dinh Tông Tòa của Vatican.

Trong bài nói chuyện bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục chuỗi bài giáo lý với chủ đề “Cứu chữa Thế giới”, tập trung vào “Đức tin và phẩm giá con người” (Bài đọc Sáng thế 1, 27-28; 2, 15)

Sau khi tóm tắt bài giáo lý bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, Đức Thánh Cha đã chào thăm đặc biệt đến các tín hữu.

Buổi tiếp kiến chung kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành của Đức Thánh Cha.

Bài Giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh Chị Em thân mến,

Đại dịch đã nhấn mạnh đến mức độ tổn thương và mối liên hệ giữa mọi người là thế nào. Nếu chúng ta không quan tâm chăm sóc một người nào khác, bắt đầu với người bị ít tác động nhất, đến người bị ảnh hưởng nhiều nhất, bao gồm cả tạo vật, thì chúng ta không thể nào cứu chữa thế giới được.

Điều đáng khen là sự nỗ lực của rất nhiều người khi họ đang cung cấp chứng cứ của tình yêu nhân loại và tình yêu Kitô giáo dành cho người thân cận, qua việc họ dâng hiến bản thân cho các bệnh nhân, ngay cả khi họ đặt mình vào trong tình thế nguy hiểm cho sức khỏe bản thân. Họ là những anh hùng. Tuy nhiên, con virus corona không chỉ căn bệnh duy nhất để chiến đấu, nhưng đúng hơn, đại dịch đã làm sáng tỏ những tệ nạn xã hội rộng với mức độ lớn hơn. Một trong những tệ nạn này là thứ quan điểm méo mó về con người, một quan điểm coi thường phẩm giá và mối tương quan của con người (La Sua nói đến con người, chứ không phải của anh này hay chị kia). Đôi khi, chúng ta nhìn người khác như là những món đồ vật, để sử dụng hay loại bỏ món vật đó. Thực tế, loại quan điểm này che khuất và nuôi dưỡng một thứ chủ nghĩa cá nhân và nền văn hóa vứt bỏ, thứ biến con người trở thành một thứ hàng hóa tiêu dùng (x. Tông huấn Niềm vui Tin Mừng – Evangelii Gaudium, 53, Tông huấn Chăm sóc Ngôi Nhà Chung – Laudato Sí, 22).

Thay vào đó, trong ánh sáng của đức tin, chúng ta biết rằng Thiên Chúa nhìn người nam, người nữ theo cách khác. Ngài tạo dựng nên chúng ta không phải như những đồ vật, nhưng là con người được yêu thương và có khả năng yêu thương; Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta trong và giống hình ảnh Ngài (x. St 1, 27). Bằng cách này, Thiên Chúa ban cho chúng ta một phẩm giá đặc biệt, và kêu gọi chúng ta sống trong sự hiệp thông với Ngài, hiệp thông với anh chị em của chúng ta, và cùng với việc tôn trọng tất cả các tạo vật. Chúng ta có thể nói trong sự hiệp thông, trong sự hòa hợp, hài hòa. Sáng tạo là sự hài hòa mà chúng ta được kêu gọi để sống Và trong sự hiệp thông này, trong sự hòa hợp này, Thiên Chúa cho chúng ta khả năng sinh sản và bảo vệ sự sống (x. St 1, 28-29), canh tác và bảo vệ đất đai (x. St 2,15; Laudato Sí 67). Nên rất rõ ràng rằng không ai có thể sinh sản hay bảo vệ sự sống mà lại không có sự hòa hợp, nếu không có sự hài hòa, thì chính họ sẽ bị phá hủy.

Trong Tin Mừng, chúng ta có một ví dụ về quan điểm chủ nghĩa cá nhân, thứ không có sự hòa hợp, trong lời khẩn nài đến Đức Giêsu của bà mẹ của hai môn đệ Giacôbê và Gioan (x. Mt 20, 20-38). Bà mẹ này muốn hai đứa con mình được ngồi bên hữu và bên tả của vị vua mới. Nhưng Chúa Giêsu đề nghị một cái nhìn khác: đó là sự phục vụ và hy sinh mạng sống mình cho người khác, và ngay lập tức, Chúa Giêsu xác nhận điều này bằng việc cho hai người mù được sáng mắt và làm cho họ trở thành môn đệ của Người (x. Mt 20, 29-34). Tìm kiếm để leo lên cao trong cuộc sống, để vượt trổi hơn người khác là phá hủy sự hài hòa. Đó là luận cứ của sự thống trị, của việc thống trị những người khác. Hòa hợp thì lại là điều khác: đó là sự phục vụ.

Vì thế, chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta đôi mắt biết quan tâm đến anh chị em mình, đặc biệt với những người đang đau khổ. Như là những môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta không muốn trở nên những người thờ ơ hoặc theo chủ nghĩa cá nhân. Đây là hai thái độ khó chịu, trái ngược với sự hài hòa. Thờ ơ: nghĩa là tôi nhìn theo hướng khác. Chủ nghĩa cá nhân: là chỉ nhìn, quan tâm đến lợi ích riêng của một người. Sự hài hòa được Thiên Chúa tạo ra là để chúng ta nhìn đến những người khác, để chúng ta nhìn đến nhu cầu của người khác, nhìn đến những vấn đề của họ trong sự hiệp thông. Chúng ta muốn nhận ra phẩm giá con người nơi từng người, bất kể chủng tộc, ngôn ngữ hay điều kiện sống của họ là gì. Sự hài hòa, hòa hợp dẫn bạn đến chỗ nhận ra phẩm giá con người, sự hòa hợp mà Thiên Chúa tạo dựng nên mà con người là trọng tâm.

Công đồng Vatican II nhấn mạnh rằng phẩm giá này là bất khả nhượng, bởi vì con người “được tạo dựng ‘theo hình ảnh của Thiên Chúa’” (Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay- Gaudium et Spes, số 12). Phẩm giá nằm ở nền tảng của tất cả đời sống xã hội và quyết định nên những nguyên tắc hoạt động của xã hội. Trong nền văn hóa hiện đại, tham chiếu gần nhất đến nguyên tắc cho phẩm giá bất khả nhượng con người là Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền mà Thánh Gioan Phaolô II đã xác định như là “cột mốc quan trọng trên con đường dài và khó khăn của cuộc chạy đua nhân loại”[1] và như là “một trong những biểu hiện cao nhất của lương tâm con người.”[2] Những quyền này không chỉ là cho cá nhân, nhưng còn cho xã hội; những quyền đó là của các dân tộc, của các quốc gia.[3] Thực vậy, nơi con người, với phẩm giá riêng của mình, họ là thực thể xã hội, được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, Một và Ba Ngôi. Chúng ta là những thực thể xã hội, chúng ta cần sống trong sự hòa hợp mang tính xã hội này, nhưng khi sự ích kỷ nảy sinh, cái nhìn của chúng ta không còn hướng về người khác, hướng về cộng đồng nữa, nhưng chỉ tập trung vào chính bản thân mình, và điều này làm cho chúng ta trở nên xấu xí, bẩn thỉu và ích kỷ, phá hủy đi sự hài hòa.

Nhận thức đổi mới về phẩm giá của mỗi người có những tác động nghiêm trọng về xã hội, kinh tế và chính trị. Khi nhìn anh chị em của chúng ta và toàn bộ công trình tạo dựng như là một quà tặng từ tình yêu của Cha, điều này truyền cảm hứng cho những hành động quan tâm, chăm sóc và sự ngạc nhiên. Theo cách này, người tín hữu, khi chiêm ngắm người thân cận của họ như là người anh, hay người chị của mình, chứ không phải là một người xa lạ, thì họ người thân cận mình với lòng trắc ẩn và sự cảm thông, chứ không phải với cái nhìn của sự khinh thường hay thù địch. Chiêm ngắm thế giới trong ánh sáng của niềm tin, với sự trợ giúp của ân sủng, chúng ta cố gắng phát huy sự sáng tạo và nhiệt thành của mình để giải quyết những thử thách trong quá khứ. Chúng ta hiểu và phát huy những khả năng của chúng ta như những trách nhiệm phát sinh từ niềm tin này,[4] như là những quà tặng từ Thiên Chúa để phục vụ nhân loại và tạo vật.

Trong khi tất cả chúng ta hành động để cứu chữa mọi người đang bị tấn công bởi virus, mà không có sự phân biệt, thì niềm tin khuyến khích chúng ta cam kết một cách tích cực và năng động để chống lại sự thờ ơ khi đối mặt với những vi phạm về phẩm giá con người. Nền văn hóa của sự thờ ơ đi theo cùng với nền văn hóa vứt bỏ sẽ đưa đến điều này: chẳng ảnh hưởng đến tôi, chẳng dính dáng đến tôi. Niềm tin luôn đòi buộc chúng ta phải đặt bản thân mình được chữa lành và hoán cải từ thứ chủ nghĩa cá nhân, dù là cá nhân hay tập thể, chủ nghĩa cá nhân theo đảng, phe phái chẳng hạn.

Xin Chúa “phục hồi cái nhìn của chúng ta” nhờ đó tái khám phá lại những gì có ý nghĩa với các thành viên của gia đình nhân loại. Và cầu xin cho cái nhìn này được biến thành những hành động cụ thể của lòng trắc ẩn và sự tôn trọng đối với từng người và của sự chăm sóc và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.

Nguồn:http://press.vatican.va/content/salastampa/en/bollettino/pubblico/2020/08/12/200812b.html


[1] Diễn văn trước Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (2/ 10/ 1979).

[2] Diễn văn trước Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (5 /10/1995).

[3] x. Bản tóm tắt Học thuyết xã hội Giáo Hội Công Giáo, số 157

[4] Sách đã dẫn.