$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Thượng Hội Đồng Ngày thứ ba: CHÚNG TA NÓI VỀ NGƯỜI TRẺ, NHƯNG CHÚNG TA LẠI KHÔNG NÓI VỚI HỌ.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 337 | Cật nhập lần cuối: 10/6/2018 11:01:32 AM | RSS

“ Ngày hôm nay, có rất nhiều người nói về người trẻ, nhưng lại có ít người nói chuyện với họ.” Đó là những lời mà Đức Giáo Hoàng Phaolo VI được vang dội lại trong suốt ngày họp thứ tư của Thượng Hội Đồng Giám Mục vào buổi sáng Thứ Tư.

Chủ đề của buổi lắng nghe là một phần quan trọng của hội đồng ban sáng. Các Nghị Phụ đã nghe về sự cần thiết của việc lắng nghe người trẻ trong thế giới kỹ thuật số, nơi mà đầy dẫy những thông tin tương đương với một sự đói nghèo của những giấc mơ, với sự nguy cơ tạo ra những “đứa trẻ béo phì”. Nhưng cũng có sự cần thiết để nhìn thấy mặt tích cực của người trẻ, những người mang vác lấy những nguồn lực lớn về tinh thần và con người vĩ đại, như là tình bạn, sự đoàn kế, tình nguyện, tính xác thực trong nhân chứng, đề nghị cho việc gắn kết hướng đến xã hội dân sự, lời mời gọi cho một Giáo Hội vui tươi và truyền giáo hơn.

Tham gia tích cực với những người trưởng thành

Người trẻ muốn có một người lớn sẽ lắng nghe họ, dành thời gian cho họ, đón tiếp họ với sự cảm thông và tôn trọng, đồng hành với họ trong sự phân định của họ- ngay cả với ơn gọi của họ- mà không phán xét họ. Ngày hôm nay, nhu cầu nàythậm chí còn lớn hơn nữa, khi mà thái độ của một vài người lớn hướng về người trẻ, làm cho người trẻ mất phương hướng, mà không hề có một tham chiếu ổn định.

Tầm quan trọng của phụng vụ và các bí tích

Các vị phát biểu vào buổi sáng hôm Thứ Tư cũng đã nói về tầm quan trọng của việc làm sống lại đời sống tinh thần của Giáo hội, đặc biệt về Thánh Lễ, cầu nguyện hằng ngày và các Bí tích. Những mảng này có thể là một phương thức để cuốn hút người trẻ và làm cho họ trở thành một phần tử năng động trong đời sống của Giáo Hội, khích lệ họ tham gia một vai trò mang tính năng động. Tiếp đến, trong các cử hành phụng vụ, việc sử dụng âm nhạc truyền lại sự cảm hứng nên được chú ý, cũng như giáo lý và các bài giảng. Các vị nói rằng, không đủ để nhớ các lời cầu nguyện và các công thức, hơn là việc giảng thuyết phải có sự vui tươi và truyền được cảm hứng tinh thần, bởi vì người trẻ phải hiểu với cái đầu của họ, và tin với trái tim của họ. Chỉ bằng cách này họ là những tông đồ đầu tiên cho những người bạn cùng trang lứa với họ. Là một đại diện của sự thay đổi, một người xây dựng hòa bình và đoàn kết trên thế giới, giới trẻ phải được coi là vị trí nơi thần học mà trong đó Giáo Hội nhận ra chính mình.

"Cô đơn trong sự phong nhiêu"

Đồng thời, các Mục tử không được giới hạn bản thân mình để chờ đợi những người trẻ tuổi trong giáo xứ: thách thức thực sự phải làm sao để Giáo hội trở thành một Giáo Hội “đi ra”, tiếp cận với những người trẻ dù cho họ có ở nơi đâu. Xem ra, nhiều người trẻ có rất nhiều tình bạn ảo, nhưng họ lại thực sự chỉ có một vài người bạn đích thực. Người trẻ đang phải chịu đựng một loại “cô độc trong sự phong nhiêu”, mà lẽ ra Giáo Hội có thể đưa ra một câu trả lời thực sự, hay một sự đáp trả thực cho họ. Trong lãnh vực huấn luyệnn, tầm quan trọng của Giáo huấn xã hội của Giáo Hội, như một la bàn chắc chắn có thể hướng dẫn những người trẻ tuổi trong sự lựa chọn của họ; cũng như vai trò của các trường Công giáo, được hiểu như là các trung tâm giáo dục xuất sắc, mặc dù có lẽ không có khả năng kết hợp hoàn toàn những người trẻ vào cuộc sống giáo hội.

Liên minh Gia đình-Giáo hội

Lời kêu gọi cho liên minh giữa Giáo hội và gia đình là một chủ đề trọng tâm khác trong phiên họp của ngày hôm nay. Là những nhà giáo dục chính yếu của trẻ em, đặc biệt là khi đồng hành với các em ở giai đoạn trưởng thành, gia đình là nền tảng, dựa trên hôn nhân Kitô giáo, ngày hôm nay phải được đánh giá cao thêm một lần nữa. Trong thực tế, gia đình đại diện cho một vài con đường, phương thức của chủng viện đầu tiên cho những bạn trẻ đang phân định một ơn gọi. Vì lý do này, xem ra có vẻ như cần phải suy tư về hình ảnh của người cha, một trụ cột để truyền bá đức tin và cho sự chín muồi về cá tính của trẻ em. Hình ảnh người cha, như như đã được chỉ ra trong Thượng Hội Đồng, là một vai trò phải được đánh giá cao trong sự hài hòa, chứ không phải cạnh tranh, với vai trò của các bà mẹ.

Đón tiếp người di cư và người tị nạn

Ngoài ra còn có một kêu gọi cho việc đón tiếp người trẻ là những người tị nạn và người di cư, những người trẻ mà phẩm giá thường bị xúc phạm. Một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực này là đoàn kết, các vị giám mục cần lưu ý để những người tỵ nạn trẻ thực sự cảm thấy được đón nhận và được hòa nhập. Các diễn giả cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải làm việc chung với nhau để mọi người có thể không bị buộc phải di cư, nhưng vẫn có thể ở lại nước họ.

Một "thừa tác vụ nghe"

Sau khi được nhiều giám mục can thiệp, các tham dự viên của Thượng Hội đồng đã có cơ hội nghe Thầy Alois, Bề trên Tổng quyền của cộng đồng Taizé, một vị khách đặc biệt tại buổi họp. Thầy Alois nói về tầm quan trọng của một “thừa tác vụ nghe,” một công việc có lẽ có thể được giao phó cho người tín hữu giáo dân. Người sáng lập cộng đồng Taizé, Thầy Roger – đã qua đời- đã nói, “khi Giáo hội lắng nghe, Giáo Hội trở thành điều gì đó: sự hiệp thông của tình yêu.”

Sau đó, các tham dự viên đã có thời gian để nghe 8 thính dự viên trẻ bao gồm cả nữ và nam chia sẻ.

Trong sự can dự của tám thính dự viên này đã chỉ ra rằng người trẻ không chỉ là như một thể loại thống kê, nhưng hơn thế nữa, người trẻ muốn họ là một phần của giải pháp cho những vấn đề tạm thời. Cũng đã có một đề nghị cho một loại “lựa chọn ưu đãi” cho người trẻ: những người bị tổn thương do bởi hệ thống loại trừ, những hệ thống không có ủng hộ sự công bằng và công lý, người trẻ nên được lắng nghe và được giúp đỡ trong những cách thức cụ thể, chính xác là vì họ có nguy cơ trở nên giống như người nghèo trong thời đại chúng ta, là những nạn nhân của một “thứ văn hóa lãng phí”.
Bị loại bỏ và không có nguồn gốc.

Ngày nay, người trẻ gần như dường như đảm bảo để đăng ký, ghi danh vào tầng lớp của sự loại trừ: không nguồn gốc và “nati liquidi” [sinh ra trong trạng thái lỏng]. Những người trẻ tuổi của chúng ta hôm nay xem ra không chắc chắn và mong manh, họ thường bị chính trị điều khiển, bị tước đoạt một tương lai. Mặt khác, họ vẫn mơ về một thế giới có họ ở trong đó và cho phép họ trở thành nhân vật chính trong lịch sử, người sáng tạo ở trung tâm của phục vụ và không có quyền lực. Các thính dự viên cũng kêu gọi sự vững chắc và minh bạch trong cuộc đấu tranh chống lại sự lạm dụng của những người trong Giáo hội, để Giáo hội có thể trở nên đáng tin cậy hơn. Cuối cùng, họ cho biết sự đánh giá cao hơn về vai trò của phụ nữ trong đời sống giáo hội là điều cần thiết, để người phụ nữ có thể cảm thấy được khuyến khích phát triển trong sự tự do về niềm tin trong Chúa Giêsu.

Biên dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va