$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

XẤU HỔ, ĂN NĂN, HY VỌNG: 3 ý chính trong lời cầu nguyện kết thúc Đàng Thánh Giá của Đức Thánh Cha

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 436 | Cật nhập lần cuối: 3/31/2018 12:13:21 PM | RSS

XẤU HỔ- ĂN NĂN- và HY VỌNG

Lời cầu nguyện kết thúc khi Đi Đàng Thánh Giá tại Hý Trường Colosseum –Roma được tập trung vào ba từ chìa khoá, và cũng là con số để cầu xin ân sủng

XẤU HỔ,  ĂN NĂN, HY VỌNG: 3 ý chính trong lời cầu nguyện kết thúc Đàng Thánh Giá của Đức Thánh Cha

Truyền thống Đi Đàng Thánh Giá (Via Crusis) được tổ chức vào Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Hý trường Colosseum- Roma, đã có từ thời Đức Giáo Hoàng Benedicto XIV, thế kỷ 18. Sau đó, việc Đi Đàng Thánh Giá được Đức Giáo Hoàng Phaolo VI tổ chức lại vào năm 1964 và được các vị Giáo Hoàng kế nhiệm tiếp tục duy trì.

Lời cầu nguyện kết thúc chặng Đàng Thánh Giá của Đức Thánh Cha

Những bài suy niệm cho 14 Chặng Thánh Giá của năm nay do một nhóm các bạn trẻ soạn thảo như là một phần của nhiều công tác chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục vào tháng 10 năm nay. Các chủ đề của những bài suy niệm xoay quanh và đi các lãnh vực di dân, nhập cư cho đến việc truyền đạt, thông truyền về Đức Giêsu trên mạng lưới Internet.

Tuy nhiên, theo truyền thống, Đàng Thánh Giá tại Roma bao giờ cũng kết thúc với một lời cầu nguyện, do Đức Giáo Hoàng đọc, và đặc biệt là được viết cho Đàng Thánh Giá theo năm, và thông thường là do chính Đức Thánh Cha viết.

Năm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tập tung lời cầu nguyện của Ngài dựa trên ba từ khoá chính yếu “Sự xấu hổ, lòng ăn năn, và hy vọng”.

SỰ XẤU HỔ

Chúng ta có rất nhiều lý do để cảm thấy xấu hổ mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện: xấu hổ vì đã chọn lựa quyền lực, và tiền bạc hơn là chọn Chúa, xấu hổ vì ưa chuộng “thế giới trần gian hơn là sự vĩnh hằng”, xấu hổ vì đã để lại cho những người trẻ “một thế giới vỡ vụn do bởi biết bao sự chia rẽ và chiến tranh, một thế giới bị ăn tươi nuốt sống bởi sự ích kỷ mà nơi đó, những người trẻ, người bị tổn thương, người đau yếu, và người già đang bị gạt ra khỏi bên lề xã hội”.

XẤU HỔ,  ĂN NĂN, HY VỌNG: 3 ý chính trong lời cầu nguyện kết thúc Đàng Thánh Giá của Đức Thánh Cha

Lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha đã mời gọi tất cả những ai “mà chính họ đang bị lừa dối bởi tham vọng và vinh quang hão huyền”, và cả những vị có thẩm quyền trong Giáo Hội, cũng cần phải cúi xuống để xấu hổ. Đức Thánh Cha nói, chúng ta cảm thấy xấu hổ “vì mất đi cảm thức của sự xấu hổ”.

HỐI HẬN, ĂN NĂN

Đức Thánh Cha tiếp tục cầu nguyện, sự hối hận ăn năn của chúng ta, phải được gắn chặt với sự bảo đảm rằng, duy chỉ có một mình Thiên Chúa mới có thể cứu chúng ta ra khỏi sự dữ, ra khỏi “hận thù, ích kỷ, tự đắc, tham lam, sự trả thù, và ngẫu tượng nơi chúng ta”. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể ôm lấy chúng ta và phục hồi lại nơi chúng ta phẩm giá làm con cái mà thôi. “Sự ăn năn nảy sinh từ sự xấu hổ của chúng con...của sự bảo đảm rằng trái tim của chúng con sẽ luôn luôn ở mãi trong sự an nghỉ cho tới khi con tim tìm thấy Ngài và ở trong Ngài ...vì chỉ nơi Ngài mới là nguồn tràn đầy và bình an của trái tim chúng con”. Sự ăn năn đến từ việc “chúng con ý thức được sự yếu đuối, nhỏ hèn của mình, sự trống rỗng và hư không của chúng con, và nó cho phép chính chúng con được kêu mời để hoán cải”

HY VỌNG

Mặt khác, hy vọng “chiếu sáng bóng tối của sự thất vọng nơi chúng con” bởi vì chúng conXẤU HỔ,  ĂN NĂN, HY VỌNG: 3 ý chính trong lời cầu nguyện kết thúc Đàng Thánh Giá của Đức Thánh Cha biết rằng tình yêu mãnh liệt nơi Thiên Chúa chính là “tình yêu không hề có giới hạn”. Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện rằng, sứ điệp của Tin Mừng có thể vẫn tiếp tục chạm đến nhiều người vì “biết rằng chỉ có sự tốt lành mới có thể đánh bại cái ác, và sự độc dữ, chỉ có sự tha thứ mới có thể vượt qua oán hận và trả thù, chỉ có một cái ôm mang tình huynh đệ mới có thể hoá giải được sự thù nghịch và đẩy tan nỗi sợ hãi nơi người khác”. Niềm hy vọng này trải rộng ra nơi Giáo Hội, tiếp tục là “một mẫu gương của sự rộng lượng không hề ích kỷ, một nơi trú ẩn an toàn của ơn cứu độ, và là một nguồn của sự bảo đảm và chân lý, bất chấp mọi cố gắng cố làm giảm uy tín và nghi ngờ niềm hy vọng.

Xin ban ân sủng cho chúng ta

Đức Thánh Cha đã kết thúc từng suy tư với một loạt các lời cầu xin của Chúa Giêsu “xin ban cho chúng con ân sủng để cảm nhận sự xấu hổ mang tính thánh thiện…sự ăn năn chứa đựng sự thánh thiện…và niềm hy vọng với tính thánh thiện…luôn luôn”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu xin Con Thiên Chúa trợ giúp chúng ta “nhận ra Người Trộm Lành, người đã nhìn vào Chúa bằng đôi mắt đong đầy sự xấu hổ, tràn ngập sự ăn năn và hy vọng”, người đã tự để cho bản than mình lìa xa Chúa, tách ra khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa, và là người với sự chân thành, “đã ăn cắp con đường vào Nước Trời của mình”.

Đây là lời cầu nguyện kết thúc Chặng Đàng Thánh Giá của Đức Thánh Cha:

Lạy Chúa Giêsu,

Chúng con đang quay trở lại với Ngài, chất chứa trong lòng đầy tràn sự xấu hổ, ăn năn hối hận và hy vọng.

Trước tình yêu cao cả tuyệt vời của Chúa, sự xấu hổ đang tràn ngập nơi chúng con, vì chúng con đã để Ngài một mình chịu đau khổ vì biết bao tội của chúng con:

chúng con thấy xấu hổ vì đã trốn chạy thử thách, mặc dầu chúng con nói hàng ngàn lần rằng” Nếu mọi người lìa bỏ Thầy, con sẽ chẳng bao giờ bỏ Thầy”;

chúng con thật xấu hổ vì đã chọn Baraba thay vì chọn Chúa, chọn quyền lực thay vì chọn Ngài, chọn ngoại hình bắt mắt thay vì chọn Chúa, chọn thần tiền tài hơn là chọn chính Ngài, chọn thế giới tạm bợ trần gian hơn là chọn sự vĩnh cửu;

chúng con thật xấu hổ vì đã thách thức Ngài với những ý định và ngôn từ, mà mỗi lần khi đối mặt với một vấn đề, chúng con nói rằng “Nếu Ngài là Đấng Mesia, hãy tự cứu mình đi và để chúng tôi tin”;

chúng con cũng xấu hổ về tất cả những người, cả một số người có thẩm quyền trong Gíao hội của Ngài, những người đã để cho bản thân mình bị lừa dối bởi tham vọng và vinh quanh tạm bợ, quên mất đi giá trị và tình yêu thưở đầu của họ;

chúng con cảm thấy xấu hổ về thế hệ của chúng con, một thế hệ đã bỏ người trẻ vào trong một thế giới bị vỡ vụn bởi biết bao sự chia rẽ và chiến tranh, một thế giới bị nuốt chửng bởi sự ích kỷ nơi mà những người trẻ, những người bị tổn thương, người đau ốm và người già nua bị gạt ra khỏi bên lề cuộc đời.

chúng con xấu hổ vì đã đánh mất đi cảm thức của sự xấu hổ;

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy luôn ban cho chúng con ân huệ để cảm được sự xấu hổ mang tính thánh!

Chúng con nhìn lên Chúa bằng một sự hối hận tràn trề, van xin lòng thương xót của Ngài, trước sự im lặng có tính hùng biện mạnh mẽ của Ngài:

chúng con thật ăn năn hối hận khi nhận ra rằng những nguồn gốc đến từ sự bảo đảm rằng chỉ có Ngài mới có thể cứu chúng con khỏi sự xấu xa, chỉ có Ngài mới có thể cứu chữa chúng con khỏi căn bệnh phong của sự ganh ghét, ích kỷ, tự cao, tham lam, thù hận và ngẫu tượng; chỉ có Ngài mới có thể ôm chặt chúng con và phục hồi lại phẩm giá làm con cái Ngài, cho chúng con vui mừng vì được trở về nhà, để được sống;

chúng con thật hối hận ăn năn khi nhận ra sự bé nhỏ của chúng con, sự trống rỗng và hư hỏng của chúng con, sự ăn năn đó của chúng con đã cho phép chúng con được vuốt ve nhờ bởi lời mời ngọt ngào và đầy sức mạnh của Ngài, và nhờ đó, chúng con được biến đổi;

từ sự ăn năn hối hận của Đa-vít, người đã tìm thấy sức mạnh duy nhất của ông trong Ngài, từ sâu thẳm trong đau khổ của chính Đa-vít;

sự ăn năn hối hận xuất phát từ sự xấu hổ của chúng con, của sự chắc chắn rằng trái tim của chúng con sẽ luôn luôn ở lại trong sự nghỉ ngơi cho tới khi trái tim chúng con tìm thấy Ngài và ở lại trong Ngài, nguồn hoàn thiện và bình an duy nhất của con tim chúng con.

sự ăn năn hối hận của Phêrô, với đôi mắt đã chạm đến đôi mắt của Ngài, để rồi Phêrô ăn năn khóc lóc vì đã chối Ngài.

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy luôn ban cho chúng con ân huệ của sự ăn năn thánh thiện!

Trước Đức Vua Tối Cao của Ngài, nguồn hy vọng đã được sinh ra và chiếu sáng trên bóng tối của sự thất vọng nơi chúng con, vì chúng con biết rằng chỉ nơi tình yêu mãnh liệt của Ngài, là một tình yêu không hề có giới hạn.

Chúng con hy vọng rằng sứ điệp của Ngài vẫn còn tiếp tục mãi cho đến ngày hôm nay, để thôi thúc, truyền đi nguồn cảm hứng cho nhiều người, để họ biết rằng chỉ có sự tha thứ mới có thể vượt qua khỏi sự oán hận và trả thù, chỉ có một cái ôm hôn tình huynh đệ mới hoá giải được sự thù địch và nỗi sợ hãi nơi người khác mà thôi.

Chúng con hy vọng rằng hiến lễ hy sinh của Ngài vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay, toả lan hương thơm của tình yêu thánh thiện, để rồi hương thơm ấy chạm đến mọi trái tim của tất cả những ai tiếp tục dâng hiến cuộc đời của mình, trở thành những mẫu gương sống động của sự nhân ái và phục vụ vô vị lợi, trong một thế giới bị nuốt chửng bởi ý muốn của tìm kiếm lợi nhuận tiền bạc một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Chúng con hy vọng rằng cho đến ngày hôm nay những nhà truyền giáo vẫn tiếp tục thách thức ý thức tỉnh táo của nhân loại bằng việc liều mạng sống của họ để phục vụ Ngài nơi người nghèo, người bị loại trừ, nơi những người di dân nhập cư, nơi những người không thể gặp được, trong những người bị khai thác bóc lột, người đói và những người bị tù đày;

Chúng con hy vọng rằng ngày hôm nay Giáo Hội của Ngài, vẫn là một Giáo Hội của sự thánh thiện và là nhà cho những người tội lỗi, bất chấp cho những ai cố gắng muốn làm mất uy tín của Giáo Hội; và Giáo Hội của Chúa vẫn là một ngọn đèn chiếu sáng, khích lệ, nâng dậy và lãnh lấy trách nhiệm làm chứng cho tình yêu vô hạn của Ngài dành cho nhân loại, để Giáo Hội trở thành một mẫu gương của sự rộng lượng chẳng hề có ích kỷ, một thiên đường an toàn của sự cứu độ, và là một nguồn của sự bảo đảm và chân lý.

Chúng con hy vọng rằng những gì mà chúng con biết đến từ Thập giá của Ngài, một Thập giá do sự tham lam, và hèn nhát của những kẻ giả hình và những nhà Thông Luật tạo nên, lại là nguồn của Sự Phục Sinh, mà chính sự Phục sinh đó đã biến bóng đêm trong ngôi mộ thành ánh sáng rực rỡ của ngày Chúa Nhật Phục Sinh, ngày mà mặt trời sẽ không bao giờ lặn đi, và tất cả điều đó dạy chúng con rằng tình yêu của Ngài chính là niềm hy vọng của chúng con.

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ban cho chúng con ân sủng của niềm hy vọng thánh!

Ôi Con Người, xin hãy trợ giúp bản thân chúng con vượt ra khỏi sự ngạo mạn của tên trộm cướp không biết hối hận ăn năn, của người thiển cận và của kẻ tham nhũng, của tất cả những ai nhìn thấy Ngài như là một cơ hội để bóc lột, một người bị kết án để chỉ trích họ, một người bất hạnh bị nhiếc móc, khinh nhạo, cơ hội khác nữa để đổ tội cho người khác, và đổ lỗi ngay cả cho Chúa.

Biên dịch : Nt. Teresa Ngọc Lễ, Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm

Nguồn: https://www.vaticannews.va

XẤU HỔ,  ĂN NĂN, HY VỌNG: 3 ý chính trong lời cầu nguyện kết thúc Đàng Thánh Giá của Đức Thánh Cha

XẤU HỔ,  ĂN NĂN, HY VỌNG: 3 ý chính trong lời cầu nguyện kết thúc Đàng Thánh Giá của Đức Thánh Cha

XẤU HỔ,  ĂN NĂN, HY VỌNG: 3 ý chính trong lời cầu nguyện kết thúc Đàng Thánh Giá của Đức Thánh Cha