$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Đức Giáo Hoàng Phanxicô : BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN- NHỔ RỄ SỰ LẠM DỤNG

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 347 | Cật nhập lần cuối: 2/25/2019 10:53:16 AM | RSS

Trong bài nói chuyện Thánh Lễ kết thúc cuộc họp Bảo vệ Trẻ vị Thành niên trong Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói “ Đây là lúc mà chúng ta cùng nhau nhổ rễ, diệt trừ sự xấu xa” của sự lạm dụng trẻ em”. “Đây là thời điểm để tìm ra một sự cân bằng chính xác cho tất cả các giá trị trong việc thể hiện và cung cấp các chỉ thị thống nhất cho Giáo Hội, tránh đi hai thái cực của một thứ “chủ nghĩa công bằng” bị kích động bởi mặc cảm lỗi lầm trong quá khứ và áp lực truyền thông, và một sự phòng thủ không đối đầu những trường hợp và ảnh hưởng của những tội ác nghiêm trọng này”.

Nói chuyện với các vị lãnh đạo giáo hội, chủ yếu là các chủ tịch của các hội đồng giám mục trên thế giới, Đức Thánh Cha nói “mục tiêu của Giáo hội sẽ là nghe, nhìn, bảo vệ à quan tâm đến những trẻ em bị lạm dụng, bị bóc lột và bị lãng quên, ở bất cứ nơi nào mà các trẻ em đang có mặt”. Đức Thánh Cha nói tiếp, để đạt được mục tiêu này, “Giáo Hội phải vượt lên trên các ý thức hệ và thực tiễn báo chí, những thứ thường bị khai thác vì những lợi ích khác nhau, rất bi kịch mà những đứa trẻ nhỏ thường phải trải qua.”

Một bối cảnh toàn cầu

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bắt đầu bài nói chuyện của ngài bằng việc đặt việc lạm dụng tình dục trẻ em trong một bối cảnh toàn cầu. Đức Thánh Cha nói, công việc của cuộc họp, “làm cho chúng ta nhận ra một lần nữa rằng tính nghiêm trọng của tai họa trong việc lạm dụng trẻ vị thành niên, và lịch sử đã từng, là một hiện tượng phổ biến trong tất cả mọi nền văn hóa và mọi xã hội”. Ngài nói, thậm chí ngay thời đại này, rất là khó khăn để có một ý tưởng thực sự về “phạm vi thực tế của hiện tượng”, khi mà lạm dụng tình dục thường xuyên không có được báo cáo, “đặc biệt là những con số lớn được thừa nhận trong các gia đình”. Trích dẫn dữ liệu tốt nhất hiện có –“ trong ý kiến của tôi” – ngài nói, vẫn chỉ là một phần”- Đức Thánh Cha nói rằng “ sự thật đầu tiên xuất hiện” là một trong những kẻ hành vi bạo lực lạm dụng thân xác, tình dục, hoặc bạo lực tâm lý, cảm xúc, mà chủ yếu là chính các cha mẹ, những người thân thuộc, những người chồng của các cô dâu trẻ, những huấn luyện viên, và những giáo viên.”

Đức Thánh Cha kết luận, “như thế, chúng ta đang đối mặt với một vấn đề mang tính phổ quát, toàn cầu, có mặt ở khắp nơi, và ảnh hưởng đến mọi người”. “Đúng vậy, chúng ta cần rõ ràng rằng mặc dù những ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội chúng ta như là một toàn thể, thì sự xấu xa, sự dữ này không hề kém quái dị, ghê gớm khi diễn ra trong Giáo hội”. Thực vậy, “sự tàn bạo của hiện tượng toàn cầu trở nên tai tiếng và nghiêm trọng hơn trong Giáo Hội, vì nó hoàn toàn không phù hợp với quyền luân lý và uy tín đạo đức của Giáo Hội”

Đức Thánh Cha nói rằng, Giáo Hội “cảm thấy được kêu gọi để chống lại sự dữ này, sự dữ đánh vào trọng tâm sứ mạng của Giáo Hội, sứ mạng rao truyền Tin Mừng cho những người bé nhỏ và bảo vệ họ khỏi những con sói hung dữ”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh “nếu trong Giáo Hội sẽ xuất hiện một tình trạng lạm dụng cá thể, thì chính nó đã thực sự đại diện cho một sự tàn ác- trường hợp đó sẽ phải đối mặt với sự nghiêm trọng tối đa.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý rằng hiện tượng lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên không thể được hiểu mà không quan tâm đến “sức mạnh”, “ khi mà nó luôn là kết quả của một sự lạm dụng về sức mạnh”, một thứ lạm dục cũng được nói đến “trong những hình thức lạm dụng khác”, như là “ những binh lính trẻ em, mại dâm trẻ em, trẻ em chết đói, nạn buôn trẻ em, “những trẻ em là nạn nhân của chiến tranh, trẻ em di dân, trẻ em bị phá thai, và rất nhiều những trẻ em khác”.

Một biểu hiện của tinh thần xấu xa

Đức Thánh Cha tiếp tục, nhưng, “trước tất cả sự tàn nhẫn này, tất cả sự hy sinh về thần tượng của các em đối với vị thần quyền lực, tiền, niềm kiêu hãnh và sự kiêu ngạo, những sự giải thích theo kinh nghiệm là không đủ”. Trong khi những lời giải thích theo kinh nghiệm có thể cung cấp một sự giải thích, thì những giải thích này không có khả năng mang lại cho chúng ta một ý nghĩa”. Vì thế, ngài hỏi những gì sẽ là tồn tại: có nghĩa là hiện tượng của tội phạm này”. “trong ánh sáng chiều rộng và chiều sâu của con người, nó chẳng có gì khác ngoài việc nó là biểu hiện của tinh thần của kẻ dữ, xấu xa”. Ngài cảnh báo rằng “ nếu chúng ta không chú ý đến chiều kích này, chúng ta sẽ ở xa sự thật và thiếu những giải pháp cụ thể”.

Đức Thánh Cha nói rằng “Chúng ta phải thực hành từng sự đo lường thực tiễn mà lẽ thường, khoa học và xã hội mang lại cho chúng ta, chúng ta cũng không phải đáng mất tầm nìn của hiện thực này; chúng ta cần phải tiếp nhận những phương tiện thuộc tinh thần mà chính Chúa đã dạy chúng ta: bị làm nhục, tự tố cáo bản thân, cầu nguyện và sám hối”. Ngài nói, “đó là con đường duy nhất để thắng vượt được sự dữ”.

Hướng tới những thực hành tốt nhất, được xây dựng dưới sự hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, cũng như công việc của Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên và những đóng góp của Cuộc họp Bảo vệ Trẻ vị thành niên, Giáo hoàng nói rằng Giáo Hội tiến về phía trước đặc biệt sẽ tập trung vào tám khía cạnh của cuộc khủng hoảng: bảo vệ trẻ em, nghiêm túc hoàn hảo, thanh lọc thực sự, hình thành, củng cố và xem xét các hướng dẫn của Hội nghị Giám mục, đồng hành những người bị lạm dụng, thế giới kỹ thuật số và du lịch tình dục.

Đáng chú ý, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nhắc lại cam kết của mình rằng Giáo hội sẽ làm mọi cách những gì cần thiết để đưa ra công lý bất cứ ai đã phạm phải những tội ác như vậy. Giáo hội sẽ không bao giờ tìm cách che giấu hoặc không thực hiện nghiêm túc bất kỳ trường hợp nào về việc lạm dụng trẻ vị thành niên.

Đức Thánh Cha cũng cảm ơn tất cả các linh mục và những người sống đời thánh hiến, “những người phục vụ Chúa một cách trung thành và hoàn toàn”, bất chấp “hành vi đáng xấu hổ của một số người cùng chí hướng, cũng như đa số các linh mục, những người không chỉ trung thành với cuộc sống độc thân của họ, mà còn sống đời mình cho một sứ vụ ngày hôm nay khó khăn hơn nhiều bởi những vụ bê bối của một số ít (nhưng luôn luôn có quá nhiều trong số người cùng chí hướng) . Đức Thánh Cha cũng cám ơn các tín hữu, “những người nhận thức rõ về sự tốt lành của các mục tử của họ, và những người vẫn tiếp tục cầu nguyện cho các mục tử và để hỗ trợ các mục tử”,

Cơ hội để làm mới, thanh tẩy.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc”quay lưng lại với sự dữ này để có cơ hội cho việc thanh tẩy”. Trích dẫn từ Edith Stein, Thánh Teresa Benedic Thánh Giá, Đức Thánh Cha nói, “Chắc chắn, những sự kiện quyết định của lịch sử thế giới đã bị ảnh hưởng chủ yếu bởi những linh hồn mà những cuốn sách lịch sử vẫn còn im lặng. Đức Thánh Cha giải thích, “Dân của Thiên Chúa thánh, tín trung trong sự thinh lặng hàng ngày, bằng nhiều hình thức và cách thức tiếp tục chứng minh và chứng thực với hy vọng 'cứng đầu' rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi nhưng vẫn luôn tín trung và, trong rất nhiều trường hợp, sự hiến dâng đau thương của con cái Ngài.
Đức Giáo Hoàng cho biết, kết quả tốt nhất và giải pháp hiệu quả nhất mà chúng ta có thể trao cho các nạn nhân, cho Mẹ Hội Thánh và toàn thế giới, là “cam kết biến đổi cá nhân và tập thể, sự khiêm tốn trong học hỏi, lắng nghe, giúp đỡ và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất.

Một cuộc chiến toàn diện chống lại lạm dụng

Và Đức Thánh Cha đã kết luận bài nói chuyện của mình với lời “kêu gọi chân thành về một cuộc chiến toàn diện chống lại việc lạm dụng trẻ vị thành niên cả về tình dục và các lĩnh vực khác, về phía tất cả các cơ quan chức năng và cá nhân, vì chúng ta đang phải đối phó với những tội ác ghê tởm phải bị xóa khỏi bộ mặt của trái đất: điều này được tất cả nhiều nạn nhân bị che giấu từ trong các gia đình và trong các môi trường khác nhau của xã hội của chúng ta”

Biên dịch : Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va