$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

ĐGH Phanxicô: CHÚA CHỊU ĐÓNG ĐINH LÀ LA BÀN VÀ HY VỌNG CỦA CHÚNG TA TRONG CUỘC SỐNG

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 136 | Cật nhập lần cuối: 3/28/2021 10:06:37 PM | RSS

ĐGH Phanxicô: CHÚA CHỊU ĐÓNG ĐINH LÀ LA BÀN VÀ HY VỌNG CỦA CHÚNG TA TRONG CUỘC SỐNG

Dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

ĐGH Phanxicô: CHÚA CHỊU ĐÓNG ĐINH LÀ LA BÀN VÀ HY VỌNG CỦA CHÚNG TA TRONG CUỘC SỐNG

“Sao các con lại sợ? Các con không có lòng tin ư?” là tựa đề cuốn sách mới của Bộ Truyền Thông Vatican. Cuốn sách này chứa đựng những hình ảnh và bản văn gợi nhớ lại những cử chỉ và lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô vào dịp ban Phép lành “Urbi et Orbi” hôm 27 tháng Ba năm ngoái, khi ngài chủ sự buổi cầu nguyện và ban phép lành cho các tín hữu trên toàn cầu vào thời điểm phải phong tỏa, cách ly vì vi-rút corona.

Tôi đã bước đi như thế này, bước đi một mình, nghĩ đến sự cô đơn của rất nhiều người…một suy tư khiến cả cái đầu lẫn trái tim cùng suy nghĩ”. Đó là những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuốn sách gợi nhớ lại khoảng khắc buổi cử hành cầu nguyện ngoại thường thật đặc biệt mà Ngài chủ sự vào buổi tối hôm 27 Tháng Ba năm ngoái tại Quảng Trường Thánh Phêrô vắng lặng và trong mưa rơi, khi Đức Thánh Cha dâng lời cầu xin cho nhân loại được cứu thoát khỏi nanh vuốt của thứ vi-rút corona chết chóc. Buổi cầu nguyện ngày hôm ấy được truyền hình trực tuyến, và đã có rất đông đảo người trên toàn cầu cùng theo dõi.

Cuốn sách “Sao các con lại sợ? Các con không có lòng tin ư?”, là một cuộc phỏng vấn ngắn với Đức Giáo Hoàng do Đức Ông Lucio Adrián Ruiz, Thư Ký Bộ Truyền thông thực hiện. Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Thánh Cha hồi tưởng lại sự kiện đặc biệt đáng nhớ qua những bức ảnh. Tựa đề cuốn sách được lấy từ Tin Mừng của Thánh Marco (Mc 4,40), là những lời mà Chúa Giêsu nói với các môn đệ, khi các ông khiếp hãi vì con thuyền bị bão đánh vùi dập, nên các ông đánh thức Người dậy. Nhà Xuất bản Vatican (Vatican Publishing House –LEV) sẽ cố gắng để ra mắt cuốn sách này vào ngày 17 Tháng Mười Hai, vào dịp Đức Giáo Hoàng bước sang tuổi 85.

Phần đầu của cuốn sách gồm những lời khẩn cầu đầy xúc động và mạnh mẽ của Đức Giáo Hoàng dâng lên Thiên Chúa để cầu nguyện cho nhân loại vào sự kiện ngày 27 Tháng Ba năm ngoái. Phần hai là phần khai triển suy tư dưới ánh sáng của Tin Mừng và giáo huấn xã hội của Giáo Hội, được nảy sinh trong những tháng sau sự kiện đó. Đức Giáo Hoàng khuyến khích mọi người hãy biến đại dịch thành cơ hội để suy nghĩ lại ý nghĩa của cuộc sống và sự hiện hữu, để thoát ra khỏi đại dịch cách tốt hơn mà không rơi vào tình trạng tồi tệ, và để cho bản thân bị cật vấn và biến đổi.

Tất cả đều cùng chung con thuyền

“Hai điều đến trong tâm trí tôi: quảng trường vắng lặng, mọi người nối kết nhau lại ở một khoảng cách…và phía bên này, con thuyền di cư, tượng đài đó…” Đức Giáo Hoàng nhớ lại những hình ảnh của sự kiện năm ngoái trong cuộc phỏng vấn của ngài. “Tất cả chúng ta đều cùng ở chung trên một con thuyền, và trên con thuyền này, chúng ta không biết có bao nhiêu người có thể được lên bờ…Cả một thảm kịch ở phía trước con thuyền, dịch bệnh, sự cô đơn… trong im lặng…” Đức Thánh Cha nhận xét, nhấn mạnh rằng, ngài không cảm thấy đơn độc, nhưng ngài lại cảm thấy đang được nối kết với mọi người ở vào thời điểm ấy.

Một khoảng khắc đặc biệt sâu sắc của tối hôm 27 Tháng Ba đó diễn ra sau những phút giây thinh lặng cầu nguyện trước cây thánh giá ướt đẫm nước mưa, đó là cử chỉ Đức Giáo Hoàng đã hôn bàn chân Chúa Giêsu chịu đóng đinh. “Hôn chân Chúa chịu đóng đinh,” Đức Giáo Hoàng nói “luôn luôn mang lại niềm hy vọng”. Chúa Giêsu “biết bước đi có nghĩa là gì và Ngài biết cách ly là gì vì khi người ta đóng hai cái đinh ở đó để kìm giữ, giữ Ngài vào vị trí đó.” Đức Giáo Hoàng nói thêm “Bàn chân của Chúa Giêsu là một la bàn trong cuộc sống của con người, khi họ bước đi và khi họ đứng yên. Bàn chân của Chúa đã đụng chạm vào tôi thật mạnh mẽ…” Ngoài cây thánh giá được đặt ở quảng trường vắng lặng đó, còn có linh ảnh Đức Maria Salus Populi Romani - Đức Mẹ bảo vệ thành Rome - hay còn gọi là “Đấng mang đến sức khỏe cho dân thành Rome”. Buổi cầu nguyện là một điểm dừng đúng lúc khiến các Kitô hữu trên toàn thế giới đã theo dõi thật chăm chú đến sự kiện nơi Quảng Trường Thánh Phêrô, để cùng nhau khẩn cầu lòng thương xót của Thiên Chúa và suy đi nghĩ lại về cuộc sống trong chiều kích cá nhân và toàn cầu.

Sống lại ký ức

Hai phần của cuốn sách về cầu nguyện và giảng dạy được liên kết sâu xa với từng phần, và cũng cung cấp nhiều đường link mã QR tới nhiều nội dung truyền thông của Vatican.

Tương tự như thông điệp của Đức Giáo Hoàng về Ngày Thế Giới Truyền Thông 2020, cuốn sách của Bộ Truyền Thông cũng khuyến khích nghệ thuật kể chuyện và chia sẻ những câu chuyện mang tính xây dựng, làm cho chúng ta nhận ra tất cả chúng ta là anh chị em với nhau, là một phần của câu chuyện, câu chuyện lớn hơn cả bản thân chúng ta. Mục đích không chỉ là tái hiện một sự kiện đã qua nhưng là đề xuất một kỷ niệm đã trở thành máu thịt của chúng ta hôm nay, để rồi sinh ra hoa trái.

Trong phần kết của phần một, Đức Ông Ruiz giải thích rằng sự kiện ngày 27 Tháng Ba là “một cử hành phản ánh lịch sử”, bởi vì cử hành đó trình lên Thiên Chúa của lòng thương xót thảm kịch của con người. Đó cũng là lịch sử, bởi vì câu trả lời của Thiên Chúa là sự hiện diện của Ngài giữa dân của Ngài. “Thời điểm hiện tại,” vì thư ký của Bộ Truyền Thông giải thích, “không chỉ bị đánh dấu bởi thứ vi-rút này nhưng về cơ bản còn được chứng thực bởi sự hiện diện của Thiên Chúa.” Điều này phải được ghi nhớ và kể lại đến nỗi nó có thể được ghi nhớ và trở thành một phần của “lịch sử lớn lao của hành trình Thiên Chúa với nhân loại.”

Tiếp sau 27 Tháng Ba

Phần hai của cuốn sách gồm những can thiệp của Đức Giáo hoàng trong những tháng sau giờ cầu nguyện hôm 27 Tháng Ba, bằng việc Đức Giáo Hoàng thúc giục thay đổi hướng đi và đưa tới thông điệp mới nhất của ngài là Fratelli tutti – Tất cả là anh em, cũng có những đoạn liên quan đến đại dịch toàn cầu.

Về hướng đi này, trong những buổi Tiếp kiến chung hằng tuần của Đức Thánh Cha từ 5 Tháng Tám đến ngày 30 Tháng 9, năm 2020, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra một chu kỳ những bài giáo lý mới về việc chữa lành thế giới. Những suy tư này dựa trên sự biến đổi những gốc rễ của thể lý, tinh thần của chúng ta và những căn bệnh xã hội, chỉ ra những vấn đề như lợi ích chung, lựa chọn ưu tiên cho người nghèo, chăm sóc ngôi nhà chung và việc trợ cấp. Tập trung vào Đức Kitô là trung tâm, Đức Giáo Hoàng muốn mọi người hãy nhớ rằng không ai được cứu một mình, vì đại dịch đã làm cho điều này trở nên cách rõ ràng một cách cụ thể.

***

Nguồn: https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2021-03/pope-francis-book-prayer-service-march27-2020-covid19.html