$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Vị thánh đầu tiên của Trung Quốc chịu tử đạo trên cây thập giá tại Vũ Hán

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 166 | Cật nhập lần cuối: 4/19/2020 9:04:48 PM | RSS

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Vị thánh đầu tiên của Trung Quốc chịu tử đạo với kiểu tra tấn siết cổ cho nghẹt thở cho đến chết trên cây thập giá tại Vũ Hán, nơi mà ngày nay là tâm chấn đại dịch virus corona.

Thánh Jean-Garbriel Perboyre, một linh mục truyền giáo Dòng Vinh Sơn đến từ Pháp, đã bị một giáo lý viên của ngài, phản bội, với lý do là vì tiền. Thánh nhân đã bị trói bằng dây xích, bị tra tấn, bị trói vào cây thánh giá gỗ và bị siết cổ cho đến chết vào năm 1840.

Vị thánh đầu tiên của Trung Quốc chịu tử đạo trên cây thập giá tại Vũ Hán

Tiến sĩ Anthoy Clark, một giáo sư sử học Trung Quốc, người đã sống trải qua thời gian tại Vũ Hán để nghiên cứu về cuộc sống của Thánh Perboyre và Thánh Francis Regis Clet, một linh mục khác cũng thuộc Dòng Vinh Sơn chịu tử đạo tại Vũ Hán vào thế kỷ 19.

Tiến sĩ Clark đã nói với CAN rằng những vị thánh tử đạo của Vũ Hán là những vị chuyển cầu rất thích hợp đặc biệt cho những người đang đau khổ vì Covid-19 ngày hôm nay.

“Các thánh Perboyre và Clet đều bị giết chết bởi cách tra tấn siết cổ; các ngài chết bởi vì không thể thở được,” Clark nói. “Họ chẳng phải là những vị thánh chuyển cầu đúng lúc, phù hợp cho những người bị mắc căn bệnh đặc biệt này sao?”

“Giữa những dày vò đau khổ chống lại, Perboyre vẫn tiếp tục bị đánh ở phía sau lưng, và ngài còn bị bắt quỳ lên trên đống kính vỡ. Thánh nhân biết rất rõ những đau đớn cực độ của đau khổ thân xác, và như vậy Ngài sẽ là một an ủi giá trị cho những người lúc này đang bị đau đớn bởi con virus này.”

Vũ Hán, ngày nay nổi tiếng vì được xem như là nguồn gốc phát sinh virus corona, đã từng là một tiền đồn cho những nhà truyền giáo Công Giáo đã thành lập những bệnh viện Công Giáo tại thành phố này.

Bên ngoài Bệnh viện Trung Ương Vũ Hán, nơi mà Bác sĩ Li Wenliang – người thổi còi cho việc bùng phát virus corona - đã chết, là một tượng nhà truyền giáo người Ý, Đức ông Eustachius Zanoli, bức ảnh do phóng viên của New York Times, Chris Buckley, chụp.

Vị thánh đầu tiên của Trung Quốc chịu tử đạo trên cây thập giá tại Vũ HánTấm biển bên dưới bức tượng bán thân được ghi bằng tiếngTrung Quốc và tiếng Anh “Đức Ông Eustachius Zanoli, người Ý, là Giám mục đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo Rôma ở Đông Hồ Bắc. Năm 1886, ngài đã mời Dòng Nữ tử Bác Ái Canossa đến Vũ Hán để hoạt động phục vụ xã hội, và năm 1880 thành lập Bệnh viện Công Giáo Hankou, đặt nền móng cho sự phát triển của Bệnh viện Vũ Hán số 2 (1995), và sau đó là Bệnh viện Trung Ương Vũ Hán (1999).

Được biết đến với tên gọi Cha Pascal Angelicus Melotto (1864-1923), một linh mục truyền giáo Dòng Phanxicô đến từ ý đã chịu tử đạo tại Vũ Hán, là người đã lấy tên Trung Quốc đặt cho mình, Cha Mei Zhanchun. Cha bị bắt cóc để đòi tiền chuộc, và sau đó bị bắn vào bụng với một viên đạn tẩm thuốc độc vào năm 1923.

Theo trang web của Dòng Phanxicô, vị linh mục truyền giáo nói lúc ngài bị bắn rằng ‘Tôi hạnh phúc vì chết cho người Trung Quốc.” “Tôi đã sống ở Trung Quốc vì người Trung Quốc và bây giờ, tôi hạnh phúc chết vì họ.”

Bệnh viện Công Giáo tưởng niệm Cha Mei do các Nữ tu Dòng Phan Sinh Học thuyết Công Giáo (Franciscan Sisters of Christian Doctrine) quản lý cho đến khi các nhà truyền giáo bị trục xuất khỏi Trung Quốc vào năm 1952, sau khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc nắm quyền.

Clark nói rằng, “Cộng đồng Công Giáo tại Vũ Hán đã vô cùng đau khổ trong suốt thời kỳ của Chủ Tịch Mao và cuộc Cách Mạng Văn Hóa, và trong thời gian đó, những người Công Giáo nơi đây đã phải che giấu mộ của các Thánh Perboyre và Clet, bởi vì họ rất sùng kính các vị tử đạo này.”

Clark nói thêm “Trong khi ở đó, tôi đã đến thăm chủng viện nơi có hai ngôi mộ của các vị, và bây giờ các ngôi mộ đã được trưng bày dành cho việc tôn kính; các người Công Giáo tại Vũ Hán có một sự tôn kính đặc biệt với Bí tích Thánh Thể và với các tu sĩ Dòng Vinh Sơn, như là Thánh Perboyre và Clet, những người đã chết cho họ, đã đổ máu của họ cho mảnh đất của thành phố này.”

Vào thế kỷ 19, đã có nhiều vị truyền giáo rời khỏi Trung Quốc với nhận thức rằng họ sẽ chẳng bao giờ được trở lại.

Thánh Perboyre viết trong một lá thư trong hành trình đến Trung Quốc “Tôi không biết những gì đang chờ đợi tôi trên con đường mở ra trước mắt tôi: không nghi ngờ gì về thập giá cả, vì đó là bánh ăn hàng ngày của nhà truyền giáo. Chúng tôi có thể hy vọng điều gì tốt hơn khi đi rao giảng một Thiên Chúa chịu đóng đinh?”

Cuối cùng, hài cốt của Thánh Perboyre đã được đưa về Pháp, nơi có nhà mẹ của Dòng Vinh Sơn. Ngày nay, mộ của Thánh Perboyre cũng nằm bên trong nhà nguyện nơi đặt thi hài không bị phân hủy của Thánh Vinh Sơn Phaolô. Perboyre đã được Đức Giáo Hoàng Leo XIII phong chân phước vào năm 1889.

Tiến sĩ Clark còn chỉ ra rằng “Thánh Têrêsa Lisieux có một sự sùng kính đặc biệt với Thánh Perboyre và giữ một tấm thiệp thánh dành cho ngài trong cuốn sổ cầu nguyện cá nhân của thánh nữ.”

Vào dịp phong thánh cho Chân phước Perboyre năm 1996, Thánh Gioan Phaolô II đã nói “Dọc dài trên những con đường mà Thánh nhân đã được sai đi, ngài đã tìm thấy Thánh Giá của Chúa Kitô. Qua sự liên kết mật thiết hằng ngày với Chúa, trong sự khiêm tốn và dịu dàng, Perboyre đã hoàn toàn đồng cảm với Chúa…Sau khi bị tra tấn và kết án, Thánh Perboyre đã tái diễn lại cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu với sự tương đồng phi thường, ngài đã giống Chúa cho đến chết và chết trên thập giá.”

Thánh Gioan Phao lô II đã phong thánh cho Thánh Francis Regit Clet vào tháng 10/2000, cùng với 33 vị truyền giáo khác và 87 vị Công Giáo người Trung Quốc tử đạo dưới Triều đại nhà Thanh (1644-1911).

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình nhà nước, Michael Fu Tieshan, một Giám Mục của giáo hội quốc doanh Trung Quốc, Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, đã gọi việc phong thánh là một sự sỉ nhục công khai, AP đưa tin vào thời điểm đó.

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.catholicnewsagency.com/