$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Đức Thánh Cha tại ĐH Sophia, Nhật Bản: Hãy tìm kiếm, nhận ra và loan truyền Đức Khôn Ngoan Thần Linh

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 180 | Cật nhập lần cuối: 11/26/2019 12:39:53 PM | RSS

Trong chuyến viếng thăm Đại Học Sophia, Tokyo vào ngày cuối cùng trong chuyến tông du tại Nhật Bản, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng “nền giáo dục ưu tú không nên là đặc quyền của một số ít”

Đức Thánh Cha tại ĐH Sophia, Nhật Bản: Hãy tìm kiếm, nhận ra và loan truyền Đức Khôn Ngoan Thần LinhVới tên gọi của Trường Đại Học Sophia, theo mặt chữ có nghĩa là “Đại Học Khôn Ngoan Cao cấp”. Trường Đại Học Sophia do Dòng Tên thành lập năm 1913, tọa lạc tại trung tâm của Tokyo, và ngày hôm nay được xem như một trong những đại học nghiên cứu tư dẫn đầu tại Nhật Bản.

Trong chuyến viếng thăm này, Đức Thánh Cha đã có bài nói chuyện với các sinh viên, giáo sư và đội ngũ nhân viên của trường Đại Học, ngay trước khi Đức Thánh Cha bắt đầu rời Nhật Bản để về Roma vào sáng Thứ Ba.

Nghiên cứu và suy niệm

Đức Thánh Cha nói rằng, học hỏi và suy niệm, là một phần của mỗi nền văn hóa, và văn hóa Nhật Bản “ là rất đáng tự hào vì sự cổ kính và giàu tính di sản”. Nhật Bản đã, đang có thể tích hợp được các tư duy và các tôn giáo của vùng Châu Á trở thành một tổng thể, và xây dựng nên một nền văn hóa với một bản sắc được xác định rõ ràng.”

Đức Thánh Cha nói tiếp rằng, “kể từ khi các đại học tiếp tục là nơi chủ yếu đào tạo ra các nhà lãnh đạo tương lai, thì việc cần thiết để có sự hiểu biết sâu rộng và nền văn hóa truyền cảm hứng vào mọi khía cạnh của đời sống của các học viện giáo dục, làm cho chúng trở nên toàn diện hơn và tạo ra nhiều cơ hội và tiến bộ xã hội.”

Định hình một xã hội tốt đẹp hơn

Viện dẫn nghĩa của “Sophia” từ tiếng Hy Lạp nghĩa là “Sự Khôn Ngoan/ Minh Triết”, Đức Thánh Cha nói rằng chúng ta luôn luôn ở trong việc cần đến Sự Khôn Ngoan/ Minh Triết đích thực “để có thể quản lý những nguồn tài nguyên của chúng ta trong những cách thế xây dựng và đạt tới hiệu năng”.

Khi nói đến việc Nhật Bản ngày nay như là một xã hội “cạnh tranh và có định hướng công nghệ”, Đức Thánh Cha đề nghị rằng, Đại Học Sophia là một trung tâm không chỉ là đào tạo, huấn luyện về trí tuệ, “nhưng cũng là một nơi mà ở đó có thể được định hình ra được một xã hội tốt hơn và một tương tương lai tràn đầy hy vọng.”

Truyền thống Inhaxio

Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng “ Đại Học Sophia luôn luôn được ghi dấu bởi một bản sắc mang tính nhân văn, Kitô giáo và quốc tế.” Ngài bày tỏ sự tin tưởng rằng bản sắc này sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn, “ để những tiến bộ công nghệ to lớn hôm nay có thể được đặt vào trong việc phục vụ cho một nền giáo dục mang tính nhân văn, công bằng và có trách nhiệm hơn về mặt sinh thái.”

Truyền thống Inhaxio mà Đại Học Sophia dựa vào “phải truyền cảm hứng cho các giáo sư và sinh viên để tạo ra một bầu khí thúc đẩy sự phản chiếu và phân định. Mỗi sinh viên tốt nghiệp sẽ có thể đối diện với những tình cảnh phức tạp khi biết hành vi của mình là “ công bằng và nhân văn, có ý thức và trách nhiệm”, để cho thấy họ là những người bảo vệ kiên quyết đối với những người bị tổn thương.”

Đức Thánh Cha tại ĐH Sophia, Nhật Bản: Hãy tìm kiếm, nhận ra và loan truyền Đức Khôn Ngoan Thần Linh

Tập trung vào người trẻ

Đức Thánh Cha khẳng định, Giáo Hội Toàn Cầu nhìn vào “ những người trẻ trên toàn thế giới với niềm hy vọng và sự quan tâm.

Đại học Sophia không nên chỉ trao cho những người trẻ một nền giáo dục tuyệt vời, nhưng cũng phải để cho họ trở nên một phần của việc giáo dục, để người trẻ“ cống hiến cho tương lai những hiểu biết và tầm nhìn của họ.”

Bước đi cùng với người nghèo

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng truyền thống Ki tô giáo và nhân văn của Đại Học Sophia là sự hòa hợp trong việc “cùng bước đi với người nghèo và những người bị bỏ rơi trong thế giới của chúng ta.”

Những cá nhân bị gạt ra bên lề nên được “ kết hợp cách sáng tạo vào trong đời sống và chương trình giảng dạy của trường đại học, trong nỗ lực mang lại một phương pháp giáo dục nhằm giảm thiểu những khoảng cách và không có mối liên hệ. “ Việc giáo dục ngành đại học có chất lương không nên chỉ dành cho một số ít, nhưng là luôn được thông tin do bởi sự nỗ lực phục vụ cho công bằng và thiện ích chung”

Khôn ngoan Thiên Chúa

Đức Thánh Cha kết thúc bài nói chuyện của ngài bằng những lời khích lệ nhưng cũng kèm theo thách đố “Chúa và Giáo Hội của Người đang trông cậy vào mọi người nơi đây, nhằm để chia sẻ sứ mệnh tìm kiếm, nhận ra và loan truyền Sự Khôn Ngoan Thánh, và như vậy, các con sẽ trao tặng được cho xã hội ngày hôm nay niềm vui và hy vọng.”

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va/