$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Đức Thánh Cha Phanxicô: Nếu không có tình yêu, Giáo Hội không thể hoạt động hoặc tiến triển.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 252 | Cật nhập lần cuối: 4/27/2018 2:26:53 PM | RSS

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng, lời của Chúa Giêsu nói “không có tôi tớ nào trọng hơn chủ nhắc nhớ các tín hữu rằng Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta một mẫu gương về sự phục vụ và về tình yêu trong Bữa Tiệc Ly.

Suy tư về những lời Chúa Giêsu nói sau khi rửa chân cho các môn đệ (x. Ga 13,16-20), Đức Thánh Cha nói rằng những lời đó của Chúa Giêsu chứa đựng 3 chân lý nền tảng cho Giáo Hội: Đức Giêsu dạy chúng ta tình yêu qua Bí tích Thánh Thể, Ngài dạy chúng ta về sự phục vụ qua việc Ngài rửa chân cho các môn đệ, và Ngài nói về việc không có tôi tớ nào lớn hơn chủ của mình.

Hai hành động của thể chế nơi Giáo Hội : yêu thương và phục vụ

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng nơi Bữa Tiệc Ly Đức Giêsu đã thể hiện hai “cử chỉ mang tính tổ chức tôn giáo”. Đức Giêsu đã trao ban than thể Người để trở thành của ăn và máu của Người để trở thành của uống trong Bí tích Thánh Thể. Và Người cũng đã rửa chân cho các môn đệ. “Hai hành vi này bộc lộ hai lệnh truyền mà nhờ đó, nếu chúng ta là những tín hữu thi hành các điều này, thì sẽ làm cho Giáo Hội được phát triển.”

Lệnh truyền thứ nhất là yêu thương. Đức Thánh Cha nói rằng sẽ không chỉ còn “yêu người than cận như chính mình”, nhưng Đức Giêsu đã tiến một bước xa hơn khi nói rằng “hãy yêu những người khác như Thầy đã yêu thương con”

“Tình yêu thì không có giới hạn. Nếu không có tình yêu, Giáo Hội không thể tiến về phía trước; Giáo Hội sẽ ngừng thở. Nếu không có tình yêu, Giáo Hội không thể tiến triển, và bị biến dạng thành một tổ chức trống rỗng, tạo nên những hình thức và hành động vô nghĩa mà không thể có khả năng sinh sản. Bằng những hành động từ chính than thể Ngài, Đức Giêsu nói với chúng ta nên yêu như thế nào và yêu cho đến chết là ra sao.”

Lệnh truyền thứ hai là, Đức Thánh Cha tiếp tục, được phát xuất ra từ việc rửa chân: việc phục vụ người khác”.

Một cảnh báo : cần khiêm tốn trong phục vụ

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng bài học thứ ba là một sự cảnh báo. “ Con có thể phục vụ, nhưng chỉ khi Ta sai con và cho con một uỷ thác. Con không lớn hơn Ta được.” Đức Thánh Cha nói rằng điều này là một sự khiêm nhường thật và giản dị

“ Ý thức rằng Ngài lớn hơn tất cả mọi người trong chúng ta, và rằng chúng ta là những tôi tớ, những tôi tớ không thể vượt xa khỏi Ngài. Chúng ta không thể lợi dụng Chúa Giêsu. Ngài là Chúa, chứ không phải là chúng ta. Đó là ý muốn của Chúa. Trao ban chính Ngài để làm của ăn, của uống cho chúng ta, Ngài nói chúng ta cũng hãy làm giống như Ngài đã làm. Rửa chân cho người khác, Đức Giêsu nói với chúng ta cũng phục vụ người khác trong cung cách như vậy. Nhưng cần cẩn thận: không có tôi tớ nào lớn hơn chủ, người đã sai họ. Những lời nói và hành động đó nơi Đức Giêsu là những nền tảng của Giáo Hội. Nếu chúng ta thi hành giống như mẫu gương giống như vậy với ba điểm này, chúng ta sẽ chẳng bao giờ thất bại.”

Các Thánh và những vị tử đạo.

Đức Thánh Cha tiếp tục bài giảng và nói rằng các vị tử đạo và các thánh đã thực thi “với ý thức mình là những tôi tớ.”

Kết thúc đoạn Tin Mừng của ngày hôm nay, Đức Giêsu cảnh báo các môn đệ rằng có một người trong số các môn đệ sẽ nộp Ngài.

Vì thế, Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng bằng một lời mời gọi hãy dành một chút thời gian thinh lặng để cho Chúa nhìn chúng ta.

“Hãy để cái nhìn của Chúa Giêsu đi vào trong tâm hồn tôi. Chúng ta sẽ cảm thấy những điều này: cảm nhận về tình yêu, cảm nhận về bất cứ thứ gì… Có lẽ chúng ta cảm thấy bị mắc kẹt ở đó, hoặc cảm thấy xấu hổ. Nhưng hãy luôn để cái nhìn của Chúa Giêsu ở bên trong chúng ta. Bởi đó cũng là cái nhìn mà Ngài đã nhìn các môn đệ trong Bữa tiệc Ly hôm ấy.”

Biên dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va