$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Đức Thánh Cha Phanxicô: Không làm chứng, không cầu nguyện: không thể truyền giáo.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 220 | Cật nhập lần cuối: 11/1/2021 10:22:46 AM | RSS

Trong Thánh Lễ sáng Thứ Năm 30/4, dựa vào bài Tin Mừng Gioan 6,44-51, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến việc Chúa Cha lôi kéo mọi người đến với Chúa Giêsu “Chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta ân huệ để sống hoạt động của chúng ta với việc làm chứng và cầu nguyện, để nhờ đó, Chúa Cha có thể lôi kéo mọi người đến với Chúa Giêsu.”

Sau đây là nguyên văn bài giảng của Đức Thánh Cha/

“ Không ai có thể đến được với tôi nếu Chúa Cha không lôi kéo người ấy”: Chúa Giêsu nhắc với chúng ta rằng các ngôn sứ cũng đã nói trước về điều này. “Và tất cả họ phải được Thiên Chúa dạy dỗ.” Chính Thiên Chúa lôi kéo chúng ta đến việc biết Con của Người. Nếu không có sự lôi kéo này, chúng ta không thể biết Chúa Giêsu. Đúng là như thế. Vâng, ai đó có thể học, có thể nghiên cứu Kinh Thánh, cũng có thể Chúa Giêsu được sinh ra làm sao, Người đã làm gì: đúng họ biết. Tuy nhiên, việc biết Người từ bên trong, biết được mầu nhiệm của Chúa Kitô thì phải được Chúa Cha lôi kéo họ đến mầu nhiệm ấy.

Đây là những gì đã xảy ra với viên tổng quản kho bạc của Nữ Hoàng nước Êthiopia. Ông ta được biết là một người ngoan đạo, dành nhiều thời gian, ngay giữa những công việc của mình, để đi tôn thờ Thiên Chúa. Ông ta là một người tin đạo. Và trên con đường trở về quê hương, viên tổng quản này đang đọc sách ngôn sứ Isaia. Chúa đã sai Philip, đi đến con đường đó, và “Tiến lên, đuổi kịp xe đó.” Và Philip nghe thấy viên tổng quản kho bạc này đang đọc sách Isaia. Philip tiến lại gần và hỏi ông ta “Ngài có hiểu điều ngài đọc không?” Viên tổng quản này trả lời Philip “Làm sao tôi hiểu được nếu không có người dẫn giải”. Và ông hỏi Philip “Xin ông cho biết, vị ngôn sứ nói thế về ai?” Và viên tổng quản này đã mời Philip lên ngồi với mình, và suốt hành trình – Tôi không biết là Philip đã dành bao nhiêu thời gian để giải thích, nhưng tôi nghĩ là ít nhất vài giờ đồng hồ - Philip đã giải thích về Chúa Giêsu cho viên tổng quản này.

Sự lo lắng mà người đàn ông này có được khi đọc sách Ngôn sứ Isaia thực ra là đến từ Chúa Cha, Đấng đang thu hút, lôi kéo ông về Chúa Giêsu. Ngài đã, đang chuẩn bị cho ông, Ngài đã đưa ông từ Etiophia về Giê rusa lem để tôn thờ Thiên Chúa, và rồi sau đó, với bài đọc này, Chúa Cha đã chuẩn bị tâm hồn của ông để mặc khải Chúa Giêsu (cho ông), đến mức độ vừa nhìn thấy nước, viên tổng quản này đã nói “Sẵn nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa không?” Và ông đã tin.

Và thực tế này, rằng không ai có thể biết Chúa Giêsu nếu Chúa Cha chẳng lôi kéo người ấy – có giá trị cho hoạt động tông đồ của chúng ta, cho sứ vụ truyền giáo của chúng ta như là những Kitô hữu. Tôi cũng nghĩ về việc truyền giáo “Bạn sẽ làm gì trong những sứ vụ này?” – Tôi [sẽ] biến đổi người khác- “Nhưng dừng lại đi, bạn sẽ chẳng biến đổi được ai cả! Chính Chúa Cha là Đấng lôi kéo mọi tâm hồn nhận ra Chúa Giêsu”. Ra đi để truyền giáo là làm chứng cho niềm tin của chính mình; không làm chứng, bạn sẽ chẳng làm gì cả. Ra đi truyền giáo – và là những nhà truyền giáo là tốt – nhưng không có nghĩa dựng lên các cấu trúc, [làm] cái này và dừng cái kia. Không, các cơ cấu phải là những lời chứng thực. Bạn có thể dựng lên một cấu trúc bệnh việ, một cấu trúc giáo dục cho sự hoàn hảo, cho sự phát triển lớn lao; tuy nhiên, nếu với một cơ cấu mà lại chẳng có lời chứng Kitô giáo trong công việc của bạn ở đó thì sẽ chẳng là hoạt động làm chứng, một hoạt động cho lời giảng làm chứng về Chúa Giêsu. Điều đó sẽ là rất tốt, rất rốt về mặt xã hội bác ái, ngoài ra chẳng có gì hơn nữa!

Nếu bạn muốn ra đi truyền giáo, và tôi nói điều này, nếu tôi muốn tham gia hoạt động tông đồ, thì tôi phải ra đi với sự sẵn lòng rằng Chúa Cha lôi kéo mọi người đến với Chúa Giêsu, và chứng thực về điều này. Chính Chúa Giêsu nói điều này với Phêrô, khi Phêrô tuyên xưng rằng Ngài là Đấng Mesia “Phúc cho anh, Simon Phêrô, bởi vì Chúa Cha đã mặc khải cho anh biết điều này.” Chính Chúa Cha lôi kéo, và Ngài cũng lôi kéo sự làm chứng của chúng ta. “Tôi sẽ làm nhiều việc, ở đây, ở kia và xa hơn, về giáo dục, về điều này, và về điều kia…”, tuy nhiên, nếu không có sự làm chứng, thì những việc đó chỉ là việc tốt, chứ nó không phải là lời loan báo Tin Mừng, nó không cho khả năng để Chúa Cha sẽ lôi kéo người khác đến chỗ biết về Chúa Giêsu. Trong hoạt động, cần phải làm chứng. Và như vậy LÀM CHỨNG là điều cần thiết để truyền giáo.

“Nhưng tôi có thể làm gì Chúa Cha có thể lôi kéo những người này?” Thưa, CẦU NGUYỆN. Và đây là lời cầu nguyện cho truyền giáo: cầu nguyện rằng Chúa Cha sẽ lôi kéo mọi người đến với Chúa Giêsu. Làm chứng và cầu nguyện phải đi đôi với nhau. Không có sự làm chứng và cầu nguyện, thì lời rao giảng chẳng có thể làm được, lời loan báo cũng không. Bạn có thể giảng hay, giảng về đạo đức hay, làm nhiều điều tốt, tất cả tốt hế, tuy nhiên, Chúa Cha sẽ không có cơ hội để lôi kéo mọi người đến với Chúa Giêsu. Và đây là điều trọng tâm; trọng tâm của hoạt động tông đồ của chúng ta là: Chúa Cha có thể lôi kéo mọi người đến với Chúa Giêsu. Lời chứng, làm chứng của chúng ta mở ra những cánh cửa cho mọi người, và sự cầu nguyện của chúng ta mở những cánh cửa đến với trái tim Chúa Cha để lôi kéo mọi người – làm chứng và cầu nguyện. Và điều này không chỉ là dành cho những công việc truyền giáo, nhưng cũng là đúng cho công việc của chúng ta như là những Kitô hữu. Tôi có thực sự làm chứng về một đời sống Kitô hữu trong toàn bộ đời sống của tôi hay không? Tôi có cầu nguyện xin Cha lôi kéo mọi người đến với Chúa Giêsu hay không?

Đây là quy tắc tuyệt vời cho hoạt động tông đồ của chúng ta ở khắp mọi nơi, và, trong một cách thức đặc biệt, cho những sứ vụ, tiếp tục truyền giáo [nhưng] không tham gia vào chủ thuyết chiêu mộ. Có một lần, có một người phụ nữ tốt lành, có thể thấy là người phụ nữ này có thiện chí- tiến đến gần tôi cùng với hai thanh thiếu niên, một trai và một gái, và cô ấy nói với tôi : Thưa Cha, cậu thiếu niên này trước đây theo Tin Lành, và con đã thuyết phục nó, và bây giờ thì em đã trở lại. Và cô bé gái này….” Thú thực rằng, tôi không biết cô ấy nói với tôi cái gì về điều này“và con đã biến đổi cô bé”. Người phụ nữ này tốt, đúng là tốt. Nhưng mà cô ấy đã sai phạm. Tôi đã phần nào mất kiên nhẫn và nói “Nhưng nghe này chị à, chị không biến đổi được bất kỳ ai cả. Chính Thiên Chúa mới là Đấng chạm vào trái tim của con người. Và, đừng quên: làm chứng, đúng, đừng theo chủ nghĩa chiêu mộ tín đồ”.

Chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta ân huệ để sống hoạt động của chúng ta với việc làm chứng và cầu nguyện, để nhờ đó, Chúa Cha có thể lôi kéo mọi người đến với Chúa Giêsu.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P chuyển dịch:

Nguồn: https://zenit.org/