$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Đức Thánh Cha Phanxicô: “MỘT KẾ HOẠCH ĐỂ TRỖI DẬY LẦN NỮA”

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 212 | Cật nhập lần cuối: 4/18/2020 8:32:54 PM | RSS

Chuyển dịch; Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Hôm Thứ Sáu, một bài suy tư do Đức Thánh Cha Phanxicô viết đã xuất hiện trên website của Vida Nueva. Trong bài suy tư này, Đức Thánh Cha áp dụng sự Sống Lại của Chúa Giêsu cho cuộc khủng hoảng hiện tại. Trong bài viết này, Đức Giáo hoàng đã trình bày về một kế hoạch cho sự trỗi dậy một lần nữa của nhân loại trong bối cảnh cuộc khủng hoảng toàn cầu, và kêu gọi sự đoàn kết đổi mới trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần.

“Hãy vui lên”, đó là lời đầu tiên mà Chúa Sống lại đã nói. Ngài đã dùng những lời này để chào “Maria Madalena và người phụ nữ khác có tên là Maria sau khi những phụ nữ này đã khám phá thấy ngôi mộ trống…Ngài là Đấng Phục Sinh và muốn nâng những phụ nữ này đến đời sống mới, và với họ, cùng với tất cả nhân loại”.

Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu bài suy tư về liên hệ giữa Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu và với cuộc khủng hoảng hiện thời mà tất cảĐức Thánh Cha Phanxicô: “MỘT KẾ HOẠCH ĐỂ TRỖI DẬY LẦN NỮA” chúng ta đang bị nhấn chìm trong đó. Bài suy tư này của Đức Thánh Cha đã xuất hiện trên web Vida Nueva định kỳ bằng tiếng Tây Ban Nha vào hôm thứ Sáu.

Vui lúc này ư?

Mời các môn đệ đang trên đường Emau hãy vui lên sẽ gây ra phẫn nộ, Đức Thánh Cha Phan xi cô tiếp tục. Kinh nghiệm của chúng ta hôm nay giống nhiều với những môn đệ đầu tiên. Chúng ta, giống như các môn đệ, “sống trong một bầu khí của đau thương và chẳng có gì là chắc chắn….” và chúng ta đang hỏi “Ai sẽ lăn tảng đá ra đây?” (Mc 16,3). Đức Thánh Cha mô tả tảng đá ngôi mộ như là một thứ “đe dọa chôn vùi tất cả niềm hy vọng” và nó liệt kê ra những hậu quả mà nhiều người đang phải sống: những người già nua bị buộc phải sống cách ly hoàn toàn, những gia đình mà đã lâu rồi họ không xếp dọn thức ăn trên bàn, những người ở tuyến đầu đã kiệt sức và quá tải”. Đức Thánh Cha viết,

“Giống như các môn đệ đầu tiên đến mộ, chúng ta cũng đang phải sống trong một bầu khí quyển của đau thương và không chắc chắn…Nỗi đau và tang tóc từ những người thân yêu của chúng ta làm chúng ta mất phương hướng, căng thẳng và tê liệt. Đó là sự nặng nề của phiến đá ngôi mộ đã muốn chôn vùi chúng ta ở tương lai và những đe đọa đó…chôn vùi tất cả niềm hy vọng.”

Những người môn đệ mang dầu thơm

Đó là những người phụ nữ không để cho những sự kiện về cuộc Khổ Nạn của Chúa Ki tô làm tê liệt họ. Trong bài suy tư này, Đức Thánh Cha chọn phần mở đầu của bài giảng hôm Lễ Vọng Phục Sinh “Ra khỏi tình yêu dành cho Thầy mình, và với nét tính cách, thiên tài về nữ tính được chúc phúc không thể thay thế được, những người phụ nữ đã có thể đối đầu với cuộc sống khi nó ập đến.” Trong khi những Tông đồ, ban đầu thì bỏ trốn, chối Chúa, sau đó thì trốn tránh vì sợ hãi, thì người phụ nữ đã tìm ra những cách thức để vượt qua mọi trở ngại trong niềm tin của mình. Họ đã thực hiện điều đó đơn giản chỉ là” được ở và đi cùng”

Ngày hôm nay, cũng có nhiều người “mang dầu thơm” và “mang đến sự xức dầu” của “việc đồng chịu trách nhiệm”. Họ là những thừa tác viên của Chúa cho anh chị em của họ. Một số người thực hiện thừa tác vụ của mình nhằm để không gây rủi ro cho những người khác, những người khác thì đặt cuộc sống của mình vào trong sự nguy hiểm. “Các bác sĩ, y tá, những người cung cấp, sắp xếp hàng hóa trên các kệ siêu thị, những người dọn dẹp, những người chăm sóc, những người vận chuyển hàng hóa, những viên chức giữ an toàn nơi công cộng, những tình nguyện viên, những linh mục, những nữ tu, các ông bà nội ngoại, những nhà giáo dục, và rất nhiều người khác nữa” đã hỏi cùng một câu hỏi giống những người phụ nữ đã thắc mắc “Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi mộ?” Đúng, Đức Thánh Cha thừa nhận, điều này đã không ngăn cản được họ khỏi “thi hành những gì mà họ cảm thấy họ có thể và có nghĩa vụ phải thực hiện.”

Chúa đi trước chúng ta

Niềm vui mà các môn đệ đã khám phá chính là trong Đức Giêsu mà ngày áp lễ họ đã dành cho Chúa “ngay cả trong cái chết và sự tuyệt vọng lớn nhất của họ, đã không còn vô ích nữa.” Thay vào đó, nó cho phép các môn đệ “được xức dầu nhờ bởi Sự Phục Sinh: họ không còn cô đơn nữa. Ngài đang sống và đi trước trong hành trình của họ.” Đây là tin tức có thể “bứt phá vòng chu trình khiến họ nhận ra rằng viên đá đã bị lăn đi mất rồi.” Niềm vui đó cũng là niềm vui của chúng ta.

Nhiều người đang tham dự vào cuộc khổ nạn của Chúa, trong vai trò cá nhân hoặc là ở bên cạnh anh chị em mình. Ở đó, “đôi tai của chúng ta sẽ nghe thấy điều mới lạ của Sự Phục Sinh: chúng ta không cô đơn, không một mình, Chúa đi trước chúng ta trong hành trình của chúng ta và dọn dẹp những viên đá làm tê liệt chúng ta.” Không ai có thể cướp đi khỏi chúng ta niềm hy vọng này. "

“Tất cả đời sống phục vụ và yêu thương mà chúng ta đang trao ban vào thời điểm này sẽ đánh bại sự lây nhiễm này một lần nữa.” Chúa chỉ cần một “cái bẻ khóa” nơi xức dầu Ngài là có thể đi vào, sẽ “cho phép chúng ta chiêm ngắm sự thực đau khổ này với một cái nhìn được đổi mới.”

“Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con cái của mình, Người luôn ở bên cạnh chúng ta, nhất là khi nỗi đau trở nên hiện hữu hơn”.

Bước tiếp theo là trở về, như là những phụ nữ trong Tin Mừng đã làm. Hành động đó là một biểu tượng của cuộc sống được biến đổi nhờ sự loan báo Phục Sinh, Đức Thánh Cha giải thích. Đó là sự sống với nhận thức rằng Chúa tái tạo lại hy vọng bằng việc không ngừng làm một cái gì đó trở nên mới. Một viễn cảnh được đổi mới là cái nhìn nhận ra “cái gì đó mới” “đã xuất hiện” như thế nào.

Không ai được cứu độ một mình

Cộng đoàn các môn đệ khám phá điều gì đó mà lúc này chúng ta đang khám phá, “không ai được cứu độ một mình,” Đức Thánh Cha tiếp. Các biên giới và những bức tường đang sụp đổ. “Bài diễn văn theo trào lưu chính thống đang tan biến trước một sự hiện diện gần như không thể nhận ra, biểu hiện cho sự mong manh mà chúng ta được tạo dựng nên.” Phục sinh mời gọi chúng ta từ bỏ bất cứ điều gì cản trở đời sống mới phồn thịnh. Thời điểm chín mùi cho một “khả năng sáng tạo mới” để cho “hơi thở của Thánh Thần” mở ra những chân trời mới trước mắt chúng ta. Đức Thánh Cha lưu ý, chúng ta cần “phân định và khám phá nhịp đập của Chúa Thánh Thần” đang dẫn dắt chúng ta đến chỗ cộng tác với nhau để “truyền đạt cuộc sống mới mà Chúa muốn tạo dựng trong thời điểm cụ thể của lịch sử này.” Chỉ có nơi Tin Mừng và việc mở rộng lòng ra cho Thánh Thần có thể truyền cảm hứng cho chúng ta với một “khả năng sáng tạo mới” cần thiết vào thời điểm này. Thánh Thần gọi mời chúng ta cùng làm việc với Người. Thánh Thần của Thiên Chúa không để cho Ngài “bị đóng lại hay bị khai thác bởi những phương pháp cố định hoặc lỗi thời”. Thay vào đó, Thánh Thần đề xuất “chúng ta tham gia vào sự chuyển động của Ngài, có khả năng “tạo nên tất cả những điều mới lạ” (Khải Huyền 21,5)

Những kháng thể của sự đoàn kết

Trích dẫn Đại dịch toàn cầu và Tình Huynh đệ toàn cầu: Lưu ý về tình trạng khẩn cấp Covid-19 của Học viện Giáo Hoàng về Sự Sống, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng đại dịch này cần được chữa trị bằng “những kháng thể của sự đoàn kết”. “Mỗi hành động cá nhân”, ngài nhấn mạnh “không là một hành động đơn lẻ, cô độc.” “Để tốt hơn hay là để tệ hơn” tất cả hành động của chúng ta đều ảnh hưởng lên những người khác. Mỗi người là một “nhân vật chính” của lịch sử và có thể đáp trả lời những sự dữ, xấu xa đang ảnh hưởng lên trên hàng triệu con người trên thế giới. Đức Thánh Cha nói, “nó không cho phép chúng ta viết lịch sử hiện tại và tương lại bằng việc quy lưng lại với nỗi khổ đau của rất nhiều người.”

Hành động như một

Đức Thánh Cha chỉ ra rằng, thách đố là “hành động như là một …để có một tác động thực sự.” Điều này ngụ ý rằng đại dịch hiện thời và “những đại dịch khác bao vây chúng ta”. Vậy những “đại dịch” khác là gì? Là đói khát, chiến tranh, nghèo túng, là sự tàn phá môi trường, là toàn cầu hóa của sự thờ ơ. "Nếu chúng ta hành động như một người, ngay cả khi đối mặt với các dịch bệnh khác đang chờ chúng ta, chúng ta có thể có một tác động thực sự."

Đức Thánh Cha cật vấn “chúng ta có thể hành động có trách nhiệm chống lại cơn đói mà rất nhiều người phải chịu đựng, biết rằng có đầy đủ thức ăn cho tất cả mọi người không? …Chúng ta sẽ tiếp tục nhìn theo một cách khác với sự im lặng đồng lõa khi đối mặt với những cuộc chiến được thúc đẩy bởi ham muốn thống trị và quyền lực không?”

Và, “Chúng ta có sẵn sàng thay đổi lối sống khiến nhiều người rơi vào cảnh nghèo đói, đồng thời thúc đẩy và khuyến khích bản thân đón nhận một cuộc sống khắc khổ và nhân văn hơn, nhằm cho phép phân phối nguồn lực một cách công bằng hơn không? Chúng ta sẽ là cộng đồng quốc tế thực hiện các bước cần thiết để ngăn chặn sự tàn phá của môi trường, hay chúng ta sẽ tiếp tục phủ nhận bằng chứng của sự tàn phá này?

Ngài kêu gọi cho “một nền văn minh của niềm hy vọng”, một nền văn minh khước từ nỗi sợ hãi, chán nản và thụ động, chỉ dựa vào sự Sống lại của Chúa Giêsu như là nền tảng của niềm hy vọng.

Trong phần kết của bài suy tư, Đức Thánh Cha bày tỏ điều mong ước khi nói rằng xã hội phải tìm thấy được “những kháng thể cần thiết cho sự công bằng, cho bác ái, và sự đoàn kết. Chúng ta đừng để cho mình bị sợ hãi khi sống trong một nền văn minh được thay thế bằng tình yêu.” Đó là một “nền văn minh của hy vọng” lẫn lộn với “nỗi lo lắng và sợ hãi, mệt mỏi”. Đức Thánh Cha giải thích, nền văn minh này cần được xây dựng hằng ngày, “không bị gián đoạn” và đòi buộc sự cam kết, tận tâm của mỗi người, một cộng đồng nhiệt thành của các anh chị em”.

Nguồn:

https://www.vaticannews.va/

https://www.catholicnewsagency.com/