$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người đang chăm sóc người bị khuyết tật

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 235 | Cật nhập lần cuối: 4/18/2020 8:32:41 PM | RSS

Trong Thánh Lễ Thứ Bảy tại Nhà Nguyện Thánh Marta, ngay từ đầu lễ, Đức Thánh Cha nói “Ngày hôm qua, tôi nhận được lá thư từ một nữ tu là phiên dịch viên Ngôn ngữ Ký Hiệu cho người bị điếc.” Ngài tiếp, từ lá thư này ngài hiểu hơn khó khăn thế nào đối với những người chăm sóc người bị khuyết tật, công việc quả là có rất nhiều khó khăn. “Vì thế, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang phục vụ những người bị những khuyết tật khác nhau.”

Và trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã tập trung vào sự mạnh dạn của các Tông đồ khi rao giảng Tin Mừng, sau Lễ Ngũ Tuần. Nguồn cảm hứng cho những lời này của Đức Thánh Cha là từ bài đọc 1 (Công vụ 4,13-21), khi mà các thủ lãnh, kỳ mục, trưởng lão rất ngạc nhiên về “sự mạnh dạn” của Phêrô và Gioan.

Sự mạnh dạn

Phêrô và Gioan – hai con người thất học- đã đẩy các thượng tế, kinh sư và trưởng lão vào thế bí cách rõ ràng vì sự mạnh dạnh của hai tông đồ. Những nhà cầm quyền tôn giáo đã quá ngạc nhiên đến nỗi họ không thể trả lời được những sự thật ở trước mắt họ. Một người được cứu chữa khi Phêrô và Gioan nhờ vào danh Chúa mà hai tông đồ kêu cầu.

Đức Thánh Cha đã đưa sự chú ý vào tầm quan trọng của từ Hy Lạp, parrhesia. Thường thì từ này được dịch là mạnh dạn (táo bạo), thẳng thắn và can đảm. Từ này đã trở thành phong cách của những nhà giảng thuyết Ki to giáo trong sách Công vụ Tông đồ.

“Đó là sự can đảm Kitô giáo khiến ai đó nói năng cách cởi mở…Ví dụ như, trong sách Công vụ Tông Đồ nói rằng, Phao lô và Barnaba đã tìm cách để giải thích mầu nhiệm của Chúa Kitô cho những người Do Thái bằng sự mạnh dạn và đã rao giảng Tin Mừng cách mạnh dạn.”

Đừng vứt bỏ sự tự tin của bạn

Parrhesia, là điều rất ư là đặc trưng của những người Kitô hữu, và nếu một Kitô hữu không sở hữu được parrhesia này, “bạn không là một Kitô hữu tốt, đúng nghĩa.” Sau đó, Đức Thánh Cha trích dẫn một đoạn từ Thư gửi Do Thái, mà ngài rất thích. Tác giả thư Do Thái đã ý thức rằng cộng đoàn Kitô hữu đã bắt đầu mất đi sự mạnh dạn ban đầu của mình. Họ đã trở nên hờ hững, lãnh đạm. “Xin anh em nhớ lại những ngày đầu : lúc vừa được ơn chiếu sáng , anh em đã phải đối phó với bao nỗi đau khổ dồn dập. Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của anh em ; lòng tin tưởng đó sẽ mang lại một phần thưởng lớn lao. ( Do Thái 10,32-35)

Đức Thánh Cha nói, tuy nhiên, sự mạnh dạn đó đương đâu với những trái tim chai cứng, , khép kín và mục nát của những tư tế, kinh sư và trưởng lão.

Họ đã không biết làm những những gì…Họ ở trong sự kinh ngạc…Thay vì chấp nhận sự thật như những gì họ đã thấy ở trước mắt mình, thì trái tim của họ vẫn đóng kín cửa đến nỗi họ chọn cách chỉ mang tính ngoại giao, cách thỏa hiệp. Họ đã thực sự bị dồn vào trong một góc tường bởi vì sự mạnh dạn của các tông đồ. Họ không biết làm thế nào để ra khỏi tình huống ấy. Và điều này chẳng bao giờ đi vào trong trí óc của họ để nói rằng “Điều này có thể là thực ư?”

Điều gì đã thay đổi một sự hèn nhát của Phêrô?

Lối thoát của Phêrô và Gioan chính là sự đe dọa, và ra lệnh cho các ngài không được nói hay giảng dạy trong danh thánh của Chúa Giêsu nữa. Phản ứng của các Tông đồ lại những đe dọa là sự mạnh dạn rất đáng kinh ngạc so với thực tế mà Phêrô đã hèn nhát chối Chúa Giêsu trong thời gian rất gần trước đó.

“Nghe lời các ông hơn là nghe lời Thiên Chúa, xin hỏi : trước mặt Thiên Chúa, điều ấy có phải lẽ không ? Các ông thử xét xem ! Phần chúng tôi, những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4,19-20). Đức Thánh Cha đặt vấn đề “Điều gì đã xảy ra nơi trái tim của người đàn ông này?”

“Quà tặng của Chúa Thánh Thần; thẳng thắn, can đảm, parrhesia, là quà tặng, là ân sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho Phêrô trong ngày Lễ Hiện Xuống. Ngay sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, các tông đồ đã ra đi rao giảng thật can đảm, điều mới mẻ đối với các ngài.”

Dấu ấn của một Kitô hữu

Trong Tin Mừng Marco 16, 9-15, Chúa đã khiển trách các môn đệ của Ngài vì các ông “cứng lòng tin”, Đức Thánh Cha tiếp tục chia sẻ. Các môn đệ đã phủ nhận những lời chứng của những người đã nhìn thấy Chúa, để không chịu tin rằng Người đã sống lại. HỌ đã lãnh nhận sự cần thiết của lòng can đảm “để ra đi loan báo tin vui cho mọi thọ tạo trên khắp thế giới”, sau khi Chúa Giêsu trao cho họ “sức mạnh của Chúa Thánh Thần”, khi nói với họ “Hãy lãnh nhận Chúa Thánh Thần.”

“Sứ mạng bắt đầu từ lúc này, từ quà tặng làm cho chúng ta được can đảm, mạnh dạn khi rao giảng Lời”

Lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha

Đức Thánh Cha đã kết thúc bài giảng của ngài bằng lời cầu nguyện “ Xin Chúa giúp chúng ta luôn luôn được giống như thế :can đảm. Sự can đảm này không có nghĩa thiếu thận trọng – không, không. Sự can đảm. Sự can đảm của người Kitô hữu luôn luôn khôn ngoan, thận trọng, nhưng dũng cảm.

Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người đang chăm sóc người bị khuyết tật

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va/