$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Đức Thánh Cha :Lịch sử giúp chúng ta suy tư về quá khứ và cho chúng ta thấy con đường về phía trước.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 277 | Cật nhập lần cuối: 1/15/2019 9:00:13 PM | RSS

Cám ơn các Giáo sư người Ý trong lãnh vực Lịch sử Giáo Hội vì sự phục vụ của các vị cho Huấn quyền của Giáo hội, Đức Thánh Cha đã suy tư làm thế nào lịch sử lại là một thầy dạy của cuộc sống, nhưng tiếc thay lại có rất ít sinh viên theo học.

Đức Thánh Cha đã tiếp đón các thành viên của Hiệp hội học thuật Ý về Lịch sử Giáo Hội sau khi Hiệp Hội vừa mới kết thúc chương trình Hội Nghị kỷ niệm lần thứ 50.

Suy tư về những bài học của lịch sử

Đức Thánh Cha nói rằng, “lịch sử, nếu được nghiên cứu học hỏi với niềm say mê” sẽ có rất nhiều bài học để dạy cho xã hội hôm nay, một xã hội quá bị tách rời, khát khao sự thật, hòa bình và sự công bằng”.

Đức Thánh Cha tiếp, “lịch sử sẽ đáp ứng, nếu qua nó, chúng ta đã biết suy tư với sự khôn ngoan và lòng can đảm trên bi kịch và những ảnh hưởng xấu của chiến tranh: của rất nhiều cuộc chiến tranh đã gây nên bao rắc rối cho con người ở trên mặt đất này. Và chúng ta tiếp tục không học đòi theo!”

Ngài đã khen ngợi công việc của các học giả về lịch sử trong các đại chủng viện, các trường Đại Học thuộc Giáo Hoàng Học viện, các Hội Nghị và các Hội thảo về sự đóng góp và chứng ngôn quý báu của họ, đưa đến kết quả từ các nghiên cứu về lịch sử Giáo Hội và Huấn quyền Giáo Hội.

Sự phong nhiêu của lịch sử Giáo Hội Ý

Đức Thánh Cha chỉ ra rằng đặc biệt “Giáo Hội Ý rất phong phú về những chứng từ trong quá khứ” và ngài nói rằng đó là một sự giàu có mà “nó không phải chỉ là một kho tàng được bảo vệ khỏi sự đố kỵ, mà còn phải giúp chúng ta bước đi trong hiện tại để hướng về tương lai.”

Suy tư về việc làm thế nào mà lịch sử Giáo Hội Ý đại diện cho một tham chiếu thiết yếu cho tất cả những ai muốn hiểu, đào sâu và “tận hưởng” quá khứ, Đức Thánh Cha thúc giục các nhà sử học đừng biến lịch sử vào trong một viện bảo tàng hay vào trong “một nghĩa trang của nỗi luyến tiếc”, nhưng phải trình bày quá khứ theo cách có giá trị và liên quan đến chúng ta hôm nay.

Lời Chúa nằm ở trung tâm của lịch sử

Cốt lõi thông điệp của Đức Thánh Cha là việc nhắc nhở rằng Lời Chúa nằm ở trung tâm và gốc rễ của lịch sử.

“Một Lời không được sinh ra trong lối viết, không đến với chúng ta từ sự nghiên cứu của con người, nhưng Lời đó được Thiên Chúa trao ban cho chúng ta và được chứng thực từ trên cao qua cuộc sống và trong cuộc sống.”

Đức Thánh Cha nói rằng, Lời này hoat động trong lịch sử và biến đổi lịch sử từ bên trong : “Lời này là Đức Giêsu Kitô, Đấng đã ghi dấu thật sâu sắc và cứu chuộc lịch sử nhân loại” mà niên đại lịch sử được xác định bằng sự ra đời của Người.

Đức Thánh Cha tiếp tục lưu ý rằng ngay cả đức tin sẽ làm cho các sử gia và học giả tôn trọng hơn các sự kiện và sự thật.

“Họ nên tránh xa tất cả những thứ thế gian liên quan đến sự giả định của kiến thức, ví dụ như khao khát nghề nghiệp hay công nhận học thuật, hay tuyên bố rằng với chính bản thân mình, họ có thể phán xét các sự kiện và con người.”

Đức Thánh Cha tiếp tục, thực tế, khả năng nhìn ra được sự hiện diện của Đức Ki tô và hành trình của Giáo Hội đi qua lịch sử “làm cho chúng ta khiêm tốn, và loại bỏ chúng ta ra khỏi cám dỗ tìm kiếm sự trú ngụ trong quá khứ để trốn tránh hiện tại.”

Đức Thánh Cha Phan xi cô kết luận bài nói chuyện của Ngài bằng việc mời gọi những người hiện diện hôm đó tiếp tục đóng góp cho việc chiêm ngắm Đức Kitô: “viên đá góc, Đấng đã hoạt động trong lịch sử và ký ức của nhân loại và của tất cả mọi nền văn hóa.”

Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P dịch

Nguồn: https://www.vaticannews.va