$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Đức Thánh Cha: Chúng ta đến gần được với Chúa Cha trong Chúa Giêsu, qua lời cầu nguyện

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 282 | Cật nhập lần cuối: 5/10/2020 8:18:00 PM | RSS

Trong bài giảng Thánh Lễ Sáng ngày Chúa Nhật V Phục Sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về vai trò chuyển cầu trước Chúa Cha của Chúa Giêsu, được Thánh Gioan miêu tả trong Tin Mừng Gioan 14,1-12. Sau đó, Đức Thánh Cha tập trung vào những gì mà Thánh Phêrô mô tả về vai trò của các Tông đồ trong Công vụ 6,1-7. Điều này được áp dụng cho vai trò của Đấng kế vị các Tông đồ, là các Giám mục. Nhiệm vụ đầu tiên của các giám mục, chính là cầu nguyện, sau đó là loan báo Lời.

Vai trò trung gian cầu thay của Đức Giêsu

Đức Thánh Cha nói rằng, phần đầu của chương 14 nơi Tin Mừng Gioan mô tả vai trò cầu thay của Đức Giêsu trước Chúa Cha thay cho chúng ta. Rất nhiều lần, Đức Giêsu đã nói và sự quan tâm, chăm sóc của Chúa Cha dành cho chúng ta, Đức Thánh Cha nói. “Đức Giêsu nói về Chúa Cha như là Đấng chăm sóc chúng ta như Người chăm sóc các con chim trên trời và như những hoa dại ngoài đồng”.

“Trong đoạn này, Đức Giêsu thật mạnh mẽ. Như thể là Ngài đang mở những cánh cửa cho sự toàn năng của lời cầu nguyện. ‘Bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.’ ( Gioan 14, 13-14).

Tiếp theo, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng người cầu nguyện đòi buộc phải can đảm và có đó sự táo bạo cần thiết để giảng thuyết Tin Mừng. Abraham và Môsê cho chúng ta những mẫu gương của sự táo bạo và can đảm này. Đức Thánh Cha nói, cả hai đã “đàm phán” với Chúa: Khi mà Chúa báo cho Abraham biết những gì sẽ xảy ra cho Sodom và Gomora (x.Sáng thế 18,16-33), và với Môsê – khi Thiên Chúa muốn tiêu diệt dân của Người đặt Mô sê làm lãnh tụ của một dân nước khác (x. Xuất hành 32,7-14)

Các phó tế và giám mục

Sau đó Đức Thánh Cha trở lại với bài đọc 1, đứng trước việc các tín hữu Do Thái theo văn hóa Hy Lạp kêu trách về việc các bà góa trong nhóm họ bị lãng quên, Thánh Phêrô được truyền cảm hứng để tạo ra một sự phục vụ mới trong Giáo hội. “Các tông đồ đã không có thời gian để làm hết mọi việc này, và Thánh Phêrô, được soi sáng bởi Chúa Thánh Thần, “phát minh ra” (chúng ta có thể nói theo cách này) các phó tế”, Đức Thánh Cha nói.

Điều này đã giải quyết được tình trạng bị khiển trách trên, Đức Thánh Cha tiếp tục. Những người túng thiếu đã có thể có được chăm sóc tốt, như Thánh Phêrô nói, “còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa.”

Nhiệm vụ chính của các giám mục

Tiếp sau đó, Đức Thánh Cha đã nói đến nhiệm vụ chính yếu của một giám mục: đó là cầu nguyện. Ngài nói, giám mục “là người đầu tiên đến với Chúa Cha, bằng sự tự tin, sự táo bạo, cùng cách Đức Giêsu đã đi, để đại diện cho dân của mình”.

Đức Thánh Cha tiếp tục, “nếu như những thứ khác lấy mất đi không gian của việc cầu nguyện, thì những thứ đó không đúng”. Đức Thánh Cha nhắc rằng “Chính Chúa làm mọi thứ, còn chúng ta làm rất ít. Thiên Chúa hoạt động trong Giáo Hội của Người”. Vì thế, lời cầu nguyện của chúng ta là xin, là làm cho Giáo Hội tiến triển”.

Thực tế này là như vậy, bởi vì Đức Giêsu đại diện cho chúng ta trước Chúa Cha, và Người hứa rằng “Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó, để Chúa Cha được tôn vinh.”

Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng khi nói rằng “Giáo Hội tiến triển trong lời cầu nguyện can đảm này, bởi vì Giáo Hội biết rằng nếu Giáo Hội không đến gần được với Chúa Cha, Giáo Hội không thể sống, tồn tại.”

Đức Thánh Cha: Chúng ta đến gần được với Chúa Cha trong Chúa Giêsu, qua lời cầu nguyện

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va/