$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Đức Giáo Hoàng Phanxicô : Sức mạnh của giáo dục là làm cho một nhân loại huynh đệ hơn

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 182 | Cật nhập lần cuối: 2/23/2020 9:26:47 AM | RSS

“Giáo dục là một thực tại năng động đưa con người đến ánh sáng.” Đó là những lời mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với các thành viên của Bộ Giáo Dục Công Giáo.

Nói với các tham dự viên của Bộ Giáo Dục Công Giáo đang họp tại Vatican, hôm Thứ Năm vừa qua 20/2/2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố rằng giáo dục “là một loại phong trào đặc biệt, với những đặc điểm làm cho nó trở thành một động lực cho việc tăng trưởng, hướng đến sự phát triển toàn diện của con người trong chiều kích cá nhân và chiều kích xã hội”.

Chiều kích sinh học

Đức Giáo Hoàng tiếp tục nói rằng, một khía cạnh của giáo dục mang chiều kích sinh học”.

Đức Giáo Hoàng nói rằng “con người là trọng tâm của giáo dục mà trong đó giáo dục chú trọng đến con người với thực tại toàn diện, với mục đích đưa con người đến việc hiểu biết chính mình, về ngôi nhà chung mà họ đang sống, ở trong đó, và trên hết tất cả là khám phá ra tình huynh đệ như là một mối tương quan đưa đến sự kết nối đa văn hóa của nhân loại, nguồn phong phú hỗ tương.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh, phong trào giáo dục này “dĩ nhiên, đòi hỏi người giáo dục có khả năng thiết lập lại những hành trình sư phạp của một sự đạo đức sinh học, để họ có thể giúp hướng đến một sự phát triển về đoàn kết, trách nhiệm và quan tâm dựa trên lòng trắc ẩn”.

Chiều kích hòa nhập

Đức Giáo Hoàng tiếp tục mô tả giáo dục như là “môt phong trào của sự hòa nhập”, ngài nói, một sự hòa nhập hành động dành cho những người bị loại trừ và có “hình thức cho những hoạt động giáo dục có ích cho những người tị nạn, những nạn nhân của sự buôn người, những người di dân, mà không có sự phân biệt về giới tính, tôn giáo hay sắc tộc”. Đức Giáo Hoàng thêm, sự hòa nhập không phải là một phát minh hiện đại, “nhưng là một phần không thể thiếu trong sứ điệp cứu độ của Kitô giáo”.

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng giáo dục “là một hoạt động, phong trào vì hòa bình, một người mang đến hòa bình”. Ngài cũng lưu ý rằng yếu tố cụ thể khác của giáo dục là “một phong trào nhóm”.

Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng chỉ ra rằng “ phong trào hoạt động nhóm này đã bị khủng hoảng từ lâu vì nhiều lý do khác nhau”.

Hiệp ước Giáo dục Toàn cầu

Với ý tưởng này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với các thành viên của Bộ Giáo Dục Công Giáo đang có mặt rằng ngài cảm thấy cần thiết để thúc đẩy một ngày cho hiệp ước giáo dục toàn cầu, được đánh dấu vào ngày 14/5 tới, và điều này được Đức Giáo Hoàng tín nhiệm giao cho Bộ Giáo Dục Công Giáo.

Đức Giáo Hoàng mô tả điều này như là “một lời kêu gọi đến với tất cả những ai có trách nhiệm về chính trị, hành chính, tôn giáo và giáo dục để xây dựng lại ‘ngôi làng của giáo dục’.” Ngài nói rằng, mục đích là “làm sống lại cam kết cho và với những thế hệ trẻ, làm mới lại sự đam mê về một nền giáo dục cởi mở và toàn diện hơn, có khả năng lắng nghe cách kiên nhẫn, đối thoại mang tính xây dựng và hiểu biết lẫn nhau.” Ngài nhấn mạnh, hiệp ước giáo dục cần được “cách mạng”.

Đức Giáo Hoàng tiếp tục, “Trước đây chưa từng có một sự cần thiết để hợp nhất những nỗ lực trong một liên minh giáo dục để huấn luyện con người trưởng thành, có khả năng vượt qua sự phân mảnh và đối kháng, và tái xây dựng kết cấu của những mối quan hệ cho một nhân loại huynh đệ hơn”.

“Để đạt được những mục tiêu này cần có lòng can đảm, Đức Giáo Hoàng Phan xi cô nhấn mạnh “ lòng can đảm đưa con người vào trung tâm”.

Trong chân trời giáo dục rộng lớn này, Đức Giáo Hoàng khuyến khích các thành viên đang tập hợp trong cuộc họp hãy tiếp tục đạt tới những bước tiến trong việc thực thi hiệp ước cho những năm tới, cụ thể trong việc soạn thảo một Danh mục và thành lập Đài Quan sát Thế giới.

Đức Giáo Hoàng kết luận, tất cả những cam kết này “có thể đóng góp cách hữu hiệu cho việc củng cố hiệp ước hòa giải, theo cách mà Lời Chúa đã dạy cho chúng ta.”

Trong cuộc họp của Bộ Giáo Dục Công Giáo lần này tại Vatican, cũng có sự hiện diện của Đức Cha GIuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo Phận Xuân Lộc. Ngài hiện là thành viên của Bộ Giáo Dục Công Giáo của Giáo Hội do Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm hôm 6/6/ 2019.

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ , O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va/