$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

ĐTC Phanxicô: Nô lệ cho cái tôi: một loại nô lệ khủng khiếp.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 232 | Cật nhập lần cuối: 9/13/2018 3:39:12 PM | RSS

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với toàn thể mọi người đang tập trung tại Quảng Trường Thánh Phêrô rằng “Tình yêu của Thiên Chúa dành cho ta hoàn toàn miễn phí,” ngay cả khi trong lao tù, khi chúng ta yếu đuối hay bị giới hạn do bởi những hoàn cảnh.

Chỉ có tình yêu mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta mới có thể bẻ gãy những xiềng xích của nô lệ tội lỗi, đặc biệt là xích xiềng của” sự nô lệ cho chính bản ngã, cái tôi của mình.”

Suy tư về Điều răn thứ ba khi chỉ ra đó là ngày để nghỉ ngơi, ĐTC đã trích dẫn Sách Đệ Nhị Luật mà trong đó Lời Thứ Ba “ cử hành việc chấm dứt tình trạng nô lệ” và nói rằng “đây là ngày mà người nô lệ phải được nghỉ ngơi giống như chủ nhân, cử hành kỷ niệm ngày giải phóng của dân Israel được giải thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập.”

Nhiều hình thức của nô lệ:

Nhưng, ĐTC giải thích rằng, thực tế thì có nhiều “hình thức nô lệ khác nhau, nô lệ ngoại tại lẫn nội tại.”

Ngài đề cập đến những cưỡng bức bên ngoài như “áp bức, cuộc sống bị bắt giữ bởi bạo lực và những loại bất công khác”, cũng như “mối ràng buộc tâm lý, những sự phức tạp, những giới hạn cá nhân,” cũng như một loạt các thực tại tồn tại đến từ chỗ rõ ràng là không thể tạo khoảng cách cho chính mình.

Đúng thế, ĐTC tiếp tục, lịch sử đã cho chúng ta thấy rất nhiều ví dụ về những con người- như Thánh Maximilian Kolbe và Đức Hồng Y Thuận- mặc dù bị giam cầm, tù đầy, nhưng các ngài lại có trải nghiệm về sự tự do và nghỉ ngơi thật sâu sắc.

“Lòng thương xót của Thiên Chúa giải thoát chúng ta. Và khi đó các bạn gặp gỡ lòng thương xót của Thiên Chúa, các bạn có được sự tự do nội tâm rất lớn và các bạn có thể truyền đi sự tự do đó.”

Nô lệ cho cái tôi:

Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo rằng cần phải chống lại “sự nô lệ cho cái tôi”, thứ nô lệ có sức mạnh giam hãm một con người hơn là một nhà tù.

“Những người mà suốt ngày cứ soi mình trong gương là những người làm nô lệ cho cái tôi của mình.” ĐTC mô tả bản ngã, cái tôi như là cái gì đó có thể gây áp bức nhiều hơn một kẻ tra tấn hay một kẻ cầm tù, và loại nô lệ này là một tội.

Tỉ mỉ hơn, ĐTC chỉ ra rằng sự tự do đích thực thì nhiều hơn sự lựa chọn: nó là sự giải phóng con người ra khỏi sự nô lệ của ích kỷ, tội và không có tình yêu, và thứ nô lệ đó không thể có sự nghỉ ngơi.

Tội lỗi làm cho chúng ta mất tự do:

ĐTC tiếp tục đưa ra một danh sách các tội của cái tôi mà chúng đánhcắp sự tự do và tình yêu thực của con người. Ngài nói rằng không có sự nghỉ ngơi là vì thèm khát ăn uống, và bởi vì “cái họng là sự giả hình của dạ dày, dù là nó đầy rồi nhưng lại làm cho chúng ta tin rằng nó trống rỗng” trong khi “nhu cầu của việc sở hữu tài sản triệt tiêu kẻ keo kiệt” và “ngọn lửa của sự giận dữ và con sâu của sự ghen tỵ phá hoại những mối quan hệ.”

Tình yêu cứu chuộc của Chúa Giêsu:

ĐTC giải thích rằng, như vậy một” người nô lệ thực” là người không thể nghỉ ngơi và không thể yêu thương. Tất cả những tật xấu và tội lỗi này “làm chúng ta nô lệ cho chính mình và làm cho chúng ta không thể yêu bởi vì tình yêu thì hướng về người khác.”

Vì thế, “tình yêu đích thực là sự tự do thực: nó làm cho chúng ta bị gián đoạn khỏi sự sở hữu, tự do thực xây dựng lại những mối tương quan, tự do thực biết làm thế nào để đón tiếp và đánh giá những người thân cận của họ ra sao, tự do thực biến đổi mọi nỗ lực thành một quà tặng của niềm vui và làm cho chúng ta có khả năng hiệp thông.”

Và ĐTC kết luận, tình yêu mà chúng ta lãnh nhận từ nơi Chúa ban cho chúng ta sự tự do ngay cả khi chúng ta bị giam cầm, tù đày, ngay cả khi chúng ta yếu đuối và giới hạn.

Biên dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va