$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

ĐTC Phanxicô: Những kho tàng đích thực là Thiên Chúa và người thân cận -Ngày Thế Giới vì Người Nghèo

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 284 | Cật nhập lần cuối: 11/20/2018 9:50:31 PM | RSS

ĐTC Phanxicô: Những kho tàng đích thực là Thiên Chúa và người thân cận -Ngày Thế Giới vì Người NghèoTrong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta hãy nhìn vào ba điều mà Đức Giêsu đã làm.

Thứ nhất: trong khi một ngày vẫn chưa kết thúc, Đức Giêsu “ rời khỏi”. Ngài rời khỏi đám đông ở đỉnh cao sự thành công của Ngài, khẳng định về việc hóa bánh ra nhiều. Mặc cho các môn đệ muốn đắm mình trong vinh quang, Ngài bảo họ đi về phía trước và rời khỏi đám đông (x. Mt 14,22-23). Dân chúng tìm kiếm Đức Giêsu, và chính Ngài xa rời đám đông khi mà sự phấn khích trong họ đang bừng lên, thì Đức Giêsu đã lên núi để cầu nguyện. Sau đó, khi đêm gần tàn, Đức Giêsu xuống núi và đi trên mặt biển đến với các môn đệ. Trong tất cả những điều này, Đức Giêsu đã lội ngược giòng: đầu tiên, Ngài bỏ lại sau lưng sự thành công, thứ đến là sự lặng lẽ. Ngài dạy chúng ta sự can đảm để rời bỏ: bỏ lại phía sau sự thành công, thứ phồng căng trái tim và thứ lặng lẽ giết chết linh hồn.

Đi đâu? Đến với Thiên Chúa bằng sự cầu nguyện và đến với những ai đang cần đến bằng tình yêu. Đây là những kho tàng đích thực trong cuộc sống: Thiên Chúa và người thân cận của chúng ta. Và đây là con đường mà Đức Giêsu nói với chúng ta hãy thực hiện: đi lên với Thiên Chúa và đi xuống với anh chị em của chúng ta. Ngài lôi kéo chúng ta ra khỏi đồng cỏ yên tĩnh trong những đồng cỏ thoải mái của cuộc sống, kéo chúng ta ra khỏi lối sống với những thú vui hằng ngày. Các môn đệ của Đức Giêsu không có kiểu sống vô tư của một đời sống tầm thường. Giống như Thầy mình, các môn đệ làm cho con đường của mình có tính linh động, sẵn sàng bỏ lại sau lưng những vinh quang tạm thời, cẩn trọng để không bị bám vào những hòa nhoáng chóng qua. Các Kitô hữu biết rằng quê hương của mình ở nơi khác, thậm chí ngay bây giờ- như Thánh Phao lô nhắc nhở chúng ta trong bài đọc thứ hai- “là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa” ( Ep. 2,19). Các ngài từng là những người lữ hành. Chúng ta không sống để tích lũy; vinh quang của chúng ta nằm ở chỗ là để lại phía sau những vinh quang đó cho những người sau cùng. Chúng ta hãy xin Chúa làm cho chúng ta luôn luôn chuyển động giống như trong bài đọc thứ nhất nói về Giáo hội và luôn tín trung trong phục vụ.(x. Cv 28,11-14). Xin Chúa hãy đánh thức chúng con ra khỏi thứ êm đềm nhàn rỗi biếng nhác, ra khỏi kiểu khá yên tĩnh của một bến đỗ an toàn của chúng ta. Xin hãy lôi chúng con ra khỏi cái neo đậu của sự mê mải bản thân, thứ neo đậu làm cho cuộc sống nặng nề, bị kéo ghì xuống, xin Chúa hãy giải thoát chúng con ra khỏi chuyện không ngừng tìm kiếm sự thành công. Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết làm thế nào để “rời bỏ” để đặt ra con đường mà Ngài đã chỉ cho chúng con: đến với Chúa và với người thân cận của chúng con.

Điều thứ hai: giữa đêm đen, Đức Giêsu trấn an. Trong bóng tối, bước đi “trên biển” Ngài đến với các môn đệ của ngài (c.25). Trong bối cảnh này, “biển” nói đến ở đây thực sự là một cái hồ, nhưng ý tưởng về “biển” với độ sâu âm u của nó, gợi lên lực lượng của cái ác. Với ảnh hưởng, Đức Giêsu đi đến gặp các môn đệ cua Ngài bằng cách chà đạp lên trên những dấu vết của độc ác nham hiểm của loài người. Và điều này mang ý nghĩa của một dấu lạ: chứ không phải là một sự thắng lợi phô bày sức mạnh, dấu lạ đó là một sự mặc khải của sự bảo đảm chắc chắn rằng Đức Giêsu, và chỉ một mình Đức Giêsu, chiến thắng vượt lên trên những kẻ thù ghê gớm nhất của chúng ta: ma quỷ, tội lỗi, cái chết, nỗi sợ, và thế gian. Ngày hôm nay, và với chúng ta, Đức Giêsu nói “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ.” (c.27)

Con thuyền cuộc sống của chúng ta thường xuyên bị gió bão xô đẩy. Ngay cả khi mặt nước bình yên, thì những cơn gió bão cũng nhanh chóng khuấy động. Khi chúng ta bị cuốn vào những cơn bão đó, thì xem ra những cơn bão này chỉ là vấn đề duy nhất của chúng ta. Nhưng vấn đề không phải là cơn bão tạm thời đó mà là làm thế nào chúng ta lái, điều hướng được cuộc sống. Bí quyết để điều hướng con thuyền cuộc sống của chúng ta chính là mời Đức Giêsu lên thuyền với chúng ta. Bánh lái của cuộc sống phải để cho Đức Giêsu chi phối nhờ đó Ngài có thể hướng dẫn lộ trình. Chỉ có mình Đức Giêsu trao ban sự sống trong chính cái chết và cho hy vọng trong đau khổ; chỉ mình Ngài cứu chữa tâm hồn của chúng ta bằng sự tha thứ của Ngài và giải thoát chúng ta khỏi nỗi sợ bằng việc thấm nhuần trong chúng ta sự tự tin. Ngày hôm nay, chúng ta hãy mời Đức Giêsu vào trong con thuyền cuộc sống của chúng ta. Giống như các môn đệ, chúng ta sẽ nhận ra rằng khi Ngài ở trên thuyền, gió liền lặng im như tờ (c.32) và chằng có gì có thể làm đắm chìm con tàu của chúng ta. Có Đức Giêsu trên thuyền, chẳng bao giờ có sự đắm chìm! Chỉ với một mình Đức Giêsu, chúng ta mới có khả năng đón nhận được sự bảo đảm. Chúng ta cần biết bao những con người có thể an ủi những người khác không bằng những lời sáo rỗng, nhưng bằng những lời của cuộc sống, với những hành động của cuộc sống. Với danh thánh của Đức Giêsu, chúng ta có thể trao ban sự an ủi thực sự. Sự an ủi không có những từ sáo rỗng của sự khích lệ, nhưng là sự hiện diện của Đức Giêsu, Đấng ban sức mạnh. Ôi lạy Chúa, xin hãy trấn an, bảo đảm cho chúng con rằng, nhờ chính Ngài, chúng con sẽ có thể đem niềm an ủi đích thực đến cho người khác.

Điều thứ ba mà Đức Giêsu thực hiện: ở trong giữa cơn bão tố, Ngài đã đưa cánh tay của Ngài (x. c 31). Ngài đã nắm lấy tay Phêrô khi ông đang ở trong cơn hoảng sợ và kinh hãi vì sắp chìm và kêu lên “Thầy ơi, xin cứu con!” (c.30). Chúng ta có thể đặt mình vào trong tâm trạng, tình cảnh của Phêrô: chúng là những con người với đức tin yếu đuối, cầu xin sự cứu rỗi. Chúng ta mong muốn trong cuộc sống thực của mình và chúng ta cần đôi tay của Chúa giơ tay và kéo chúng ta ra khỏi sự dữ. Đây là điểm khởi đầu của niềm tin: loại bỏ sự tự hào thứ làm cho chúng ta tự mãn và nhận ra rằng chúng ta cần biết bao ơn cứu độ. Niềm tin lớn lên trong hoàn cảnh này, làm cho chúng ta thích ứng được chính mình bằng việc đặt hoàn cảnh của mình bên cạnh những người mà họ không đặt để bản thân mình trên một cái bệ đỡ nhưng nghèo túng và kêu gào sự giúp đỡ. Đối với tất cả chúng ta, thì điều này tại sao lại quan trọng để sống đức tin của chúng ta khi tiếp xúc với những người đang có nhu cầu được giúp đỡ. Đây không phải là một lựa chọn mang tính xã hội học, kiểu cách của một triều đại duy nhất, nó là một đòi hỏi mang tính thần học. Nó đòi buộc phải thừa nhận rằng chúng ta là những kẻ ăn mày cầu xin sự cứu rỗi, cầu xin tất cả anh chị em, đặc biệt là cầu xin người nghèo, những người được Chúa yêu thương. Trong cách thức này, chúng ta bám chặt lấy tinh thần của Tin Mừng “Tinh thần khó nghèo và bác ái mới là vinh dự và dấu chỉ của Giáo Hội Chúa Kitô.” (Hiến Chế Mục vụ- Gaudium et Spes, 88).

ĐTC Phanxicô: Những kho tàng đích thực là Thiên Chúa và người thân cận -Ngày Thế Giới vì Người NghèoChúa Giêsu đã nghe thấy tiếng kêu van của Phêrô. Chúng ta hãy cầu xin cho được ân huệ nghe thấy tiếng kêu gào của tất cả những người bị xô đẩy, ném vào những cơn sóng của cuộc sống. Tiếng kêu của người nghèo: đó là tiếng gào thét của những đứa trẻ chưa được sinh ra, tiếng khóc gào của những đứa trẻ bị chết đói, của những người trẻ bị sử dụng để nổ bom hơn là hạnh phúc la hét từ sân chơi. Đó là tiếng kêu khóc của những người già, bị vứt bỏ và bị bỏ rơi. Đó là tiếng kêu gào của những người đang phải đối mặt với những cơn bão táp của cuộc sống mà không có bạn bè bên cạnh đỡ nâng. Đó là tiếng khóc gào của những người bị buộc phải trốn thoát khỏi ngôi nhà, khỏi quê hương cho một tương lai thật bấp bênh. Đó là tiếng gào thét của toàn thể nhân loại, vì bị cướp mất đi những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá hệ tại quyền sử dụng của kẻ cướp. Đó là tiếng kêu than của mỗi một Lazaro đang khóc trong khi một vài bữa tiệc giàu có, trong sự công bằng, nó thuộc về mọi người. Bất công là gốc rễ sâu xa của đói nghèo. Tiếng kêu khóc của người nghèo mỗi ngày một to hơn, lớn hơn nhưng lại càng ngày lại càng ít được nghe thấy hơn. Mỗi ngày tiếng kêu lớn hơn, nhưng từng ngày lại được nghe ít hơn, bị nhấn chìm bởi những người giàu, những người ngày càng phát triển và giàu có hơn.

Khi đối mặt với sự coi thường phẩm giá con người, chúng ta thường khoanh tay hoặc duỗi dài cánh tay như là một dấu hiệu của sự thất vọng của mình trước mãnh lực dữ tợn của cái ác. Vâng, chúng ta – những Ki tô hữu không thể đứng khoanh tay trong sự thất vọng, hay với cánh tay giang ra trong sự bất lực. Không. Như là những người tin, chúng ta phải chìa bàn tay của chúng ta ra, như Chúa Giêsu đã hành động với chúng ta. Tiếng khóc than của người nghèo được Thiên Chúa lắng nghe. Vậy tôi xin hỏi, còn chúng ta thì sao? Chúng ta có đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, đôi bàn tay để chìa ra để giúp đỡ người khác hay không? Hay là chúng ta cứ lập lại “ Quay trở lại vào ngày mai không?” Chính Đức Ki tô đã kêu gọi lòng nhân ái của các môn đệ trong tư cách của người nghèo. Ngài đòi hỏi, yêu cầu chúng ta hãy nhận ra Ngài nơi tất cả những người đang đói và đang khát, nơi những người khách lạ và nơi những người bị tước mất phảm giá, nơi những người đau yếu, và nơi những người bị đang bị giam cầm (x. Mt 25,35-36).

Chúa đã đưa bàn tay của Ngài ra, một cách tự do, ngoài bổn phận, trách nhiệm. Và vì thế, chúng ta cũng phải đưa bàn tay của mình ra giống như thế. Chúng ta không được kêu gọi để chỉ làm điều tốt cho những người yêu thích chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta rằng chúng ta làm nhiều hơn thế nữa (x. Mt 5,46): hãy cho những người mà họ chẳng có gì để trả lại, hãy yêu một cách nhưng không (x. Lc 6,32036). Chúng ta hãy nhìn xung quanh trong ngày sống của mình. Với tất cả những gì chúng ta làm, chúng ta đã từng làm bất kỳ điều gì đó hoàn toàn tự do, nhưng không, làm cái gì cho ai đó mà họ không thể đáp trả lại chúng ta hay không? Đó sẽ là bàn tay giang rộng của chúng ta, sẽ là kho tàng thực sự của chúng ta ở trên trời.

Lạy Chúa, xin hãy đưa bàn tay của Ngài đến với chúng con và nắm lấy đôi tay của chúng con. Xin hãy giúp chúng con để chúng con biết yêu như Ngài. Xin hãy dạy chúng con biết để lại phía sau tất cả những gì đang chuyển trao, là nguồn đảm bảo đối với những người ở xung quanh chúng con, và thật sự tự do để trao ban cho tất cả những ai đang cần đến. Amen.

Biên dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: http://w2.vatican.va- Homily of His Holiness Pope Francis – World Day of the Poor. (18/11/2018)