$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

ĐTC Phanxicô: NGƯỜI NGHÈO KHÔNG THỂ CHỜ ĐỢI.

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 376 | Cật nhập lần cuối: 10/17/2018 10:26:28 AM | RSS

ĐTC Phanxicô: NGƯỜI NGHÈO KHÔNG THỂ CHỜ ĐỢI.

“Người nghèo không thể chờ đợi.” Đó là những lời của ĐTC Phanxicô trong thông điệp gởi đến vị Giám Đốc Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp, Jose Graziao da Silva trong dịp Ngày Lương Thực Thế Giới. ĐGH đã nhấn mạnh rằng mặc dù một số có thể nói rằng hai mươi năm nữa, năm 2030, sẽ đạt tới mục tiêu là không còn Người Đói (Zero Hunger), nhưng hành động khẩn thiết cần phải thực hiện ngay nhắm tới những người đang ở trong tình trạng bị tuyệt vọng. ĐTC nói rằng, từ bây giờ cho đến năm 2030, “chúng ta có 12 năm để thiết lập những sáng kiến cách nhất quán và mạnh mẽ.”

Lời kêu gọi khẩn cấp để kết thúc sự đói nghèo

ĐTC lưu ý rằng chủ đề của năm nay “Những hành động của chúng ta là cho tương lai của chúng ta: một thế giới không có sự đói nghèo năm 2030 là điều có thể” trở nên một lời kêu mời khẩn thiết về trách nhiệm đối với một phần của tất cả những người đang đồng ý, ký kết với những mục tiêu của Chương trình 2030 cho Bền vững và Phát triển, một sự tập hợp đông đảo đánh thức chúng ta từ sự mê ngủ mà nó thường làm tê liệt và ức chế chúng ta.

Trợ giúp hiệu quả không chỉ là những thỏa thuận

ĐGH tiếp tục nói rằng” tất cả chúng ta được mời gọi, đặc biệt là FAO, các quốc gia thành viên, các tổ chức, hiệp hội trong nước và quốc tế, xã hội dân sự và tất cả mọi người thiện chí để tăng cường thêm cam kết của chúng ta để không ai bị thiếu lương thực cần thiết, cho dẫu là chất lượng hay số lượng.” Đức Giáo Hoàng tuyên bố “ Người nghèo hy vọng nơi chúng ta một sự trợ giúp tích cực hiệu quả, sự trợ giúp đưa họ ra khỏi tình trạng sự khốn khổ của họ, không chỉ là những đề xuất hay những thỏa thuận.” Nhìn vào tất những tiến bộ đã thực hiện được trong nhiều lãnh vực của thế kỷ này như là công nghệ, khoa học, truyền thông và cơ sở hạ tầng, ĐTC nói thế giới “ phải cảm thấy xấu hổ vì không đạt được những tiến bộ tương tự trong nhân loại và sự đoàn kết, và vì thế sự thỏa mãn những nhu cầu chính yếu hầu hết là bất lực.” ĐGH nhấn mạnh rằng “Chúng ta có thể và chúng ta phải làm tốt hơn cho những người bất lực. Chúng ta phải đi tới hành động cụ thể, để nhờ đó, tai họa của sự nghèo đói biến mất hoàn toàn.” Ngài thêm rằng “ Điều này đòi buộc cách chính sách của sự cộng tác cho việc phát triển, mà như Chương trình 2030 chỉ ra, phải được hướng tới nhu cầu thực sự của người ngèo.” Chúng ta có thể mơ ước về một tương lai không có sự nghèo đói, ĐTC tiếp tục, “nhưng điều này chỉ hợp lý khi chúng ta tham gia vào trong những tiến trình rõ ràng, những mối quan hệ năng động, những kế hoạch hữu hiệu và những cam kết thực sự.”

Ý muốn hiệp nhất và chính trị

Trong thông điệp, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết của sự hiệp nhất, trong cả hai mức độ địa phương và toàn cầu để trả lời cho sự thách đố về nghèo đói. Ngài nói rằng, trong ý nghĩa này, “Chương trình 2030, với Những Mục tiêu Ổn Định và Phát Triển, Không còn Người Đói, đòi buộc các cơ quan, tổ chức quốc tế như FAO, tiến hành có trách nhiệm đối với các quốc gia thành viên để nhờ đó họ có thể thực hiện được các sáng kiến ở cấp địa phương. Không có ý chí chính trị để chấm dứt tình trạng đói khát, ĐTC chỉ ra rằng “ Điều cần thiết là chấm dứt nạn đói, và điều nãy sẽ chẳng bao giờ xảy ra nếu không có một sự thuyết phục đạo đức, một sự thuyết phục được chia sẻ bởi tất cả mọi dân tộc và tất cả mọi sự thuyết phục mang tính tôn giáo…”

Tầm nhìn chủ động

ĐTC nói rằng, tương tự như vậy, có một tầm nhìn chủ động hơn là một kiểu tiếp cận theo kiểu phản ứng lại. Khi quan điểm là cái bên ngoài, “chúng ta bỏ qua những khía cạnh cấu trúc mà nó che phủ bi kịch của đói nghèo: bất bình đẳng cực độ, sự phân bổ yếu kém những tài nguyên của thế giới, những chuỗi biến đổi khí hậu và những xung đột liên tục và đẫm máu đang diễn ra ở nhiều vùng miền, chỉ chú ý đến một vài nguyên nhân của nó.” ĐTC nhấn mạnh, cái thực sự cần là ngăn chặn vũ khi và những phi vụ buôn bán vũ khí chết người để có thể nghe được những tiếng khóc than tuyệt vọng…”

ĐTC kết thúc thông điệp của ngài bằng việc tái kêu gọi công việc của Giáo Hội Công Giáo, trong việc thực hiện sứ mạng của mình trong việc đấu tranh chống lại đói nghèo và ĐTC thêm rằng “những người đang đau khổ vì đói nghèo không khác với chúng ta. Họ chia sẻ xác thịt và máu của chúng ta. Họ xứng đáng để nhận lấy một bàn tay để giúp đỡ và hỗ trợ họ….”

Biên dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va/