$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

CHÚA GIÊSU - CON NGƯỜI CỦA CẦU NGUYỆN. Bài Giáo lý về cầu nguyện của ĐTC Phanxicô -dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 241 | Cật nhập lần cuối: 10/29/2020 10:05:21 PM | RSS

Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Thứ tư 28/10/2020, trong buổi Tiếp Kiến Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã tiếp tục chuỗi bài Giáo lý về cầu nguyện: Chúa Giêsu, con người của cầu nguyện

CHÚA GIÊSU - CON NGƯỜI CỦA CẦU NGUYỆN. Bài Giáo lý về cầu nguyện của ĐTC Phanxicô -dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Anh Chị Em thân mến,

Ngày hôm nay, trong buổi Tiếp kiến chung này, như chúng ta đã thực hiện trong những buổi trước, Tôi sẽ ở đây. Tôi thích xuống và chào thăm từng người một, nhưng chúng ta đang phải giữ khoảng cách, bởi vì nếu tôi xuống, thì một đám đông sẽ chào đón tôi, và điều này là không tuân thủ các biện pháp và đề phòng mà chúng ta phải tuân thủ để đối phó với “Madame Covid”, thứ gây nguy hại cho chúng ta. Vì thế, tôi xin lỗi vì đã không xuống để chào thăm các bạn: Tôi sẽ chào mọi người ở đây nhưng tôi ôm giữ lấy các bạn trong trái tim của tôi, tất cả các bạn. Và các bạn, xin cũng hãy giữ lấy tôi trong trái tim của các bạn và cầu nguyện cho tôi. Từ xa, chúng ta có thể cầu nguyện cho nhau…và cám ơn các bạn vì đã hiểu điều này.

Trong chuỗi hành trình bài giáo lý về cầu nguyện, sau khi đi qua Cựu Ước, giờ thì chúng ta đến với Chúa Giêsu. Và Chúa Giêsu đã cầu nguyện. Từ ngay khi bắt đầu sứ vụ công khai với phép rửa tại sông Gio-đan. Các Thánh Sử đều đồng ý trong việc quy kết tầm quan trọng cho tình tiết này. Các Thánh Sử tường thuật tất cả mọi người cùng nhau đến trong cầu nguyện, và nói rõ rằng ràng sự tập trung này có tính sám hối cách rõ ràng (x. Mc 1,5; Mt 3,8). Những người đến với Gioan để được làm phép rửa, được tha tội: đó là đặc điểm của sám hối, của hoán cải.

Hoạt động công khai đầu tiên của Chúa Giêsu vì thế là sự tham dự vào một buổi cầu nguyện chung của mọi người, một buổi cầu nguyện của mọi người khi họ đi đến để được chịu phép rửa, một buổi cầu nguyện sám hối, mà trong buổi cầu nguyện ấy từng người nhận ra mình là tội nhân. Đây là lý do tại sao Gioan Tẩy Giả đã muốn ngược lại khi nói “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!” (Mt 3,14). Gioan Tẩy Giả hiểu rằng đó chính là Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu lại khẳng định: Điều Ngài làm là hành động của sự vâng phục thánh ý của Chúa Cha (c.5), một hành động của sự liên tới với tình trạng của con người chúng ta. Chúa Giêsu cầu nguyện với những tội nhân là dân của Thiên Chúa. Chúng ta hãy ghi nhớ điều này ở trong đầu chúng ta cách rõ ràng rằng: Chúa Giêsu là Đấng Công Chính, Ngài không phải là tội nhân. Nhưng Người đã muốn đi xuống đến với chúng ta là những tội nhân, và Người cầu nguyện với chúng ta, và khi chúng ta cầu nguyện, Người ở đó với chúng ta, cùng cầu nguyện. Người ở với chúng ta bởi vì Ngài ở trên trời, đang cầu nguyện cho chúng ta. Chúa Giêsu luôn luôn cầu nguyện với dân của Người. Chúng ta không bao giờ cầu nguyện một mình cả, chúng ta cầu nguyện với Chúa Giêsu. Người không ở lại bên kia sông, “Ta công chính, còn các ngươi là những kẻ có tội”- để đánh dấu sự khác biệt của Người và đánh dấu sự cách biệt giữa Người với dân bất tuân, nhưng Chúa Giêsu đã dìm đôi chân của Người trong cùng giòng nước thanh tẩy. Người hành động như thể Người là tội nhân. Và đây là sự vĩ đại của Thiên Chúa, Đấng đã sai Con của Người và tự hủy chính Người và xuất hiện như là một tội nhân.

Chúa Giêsu không phải là một Thiên Chúa xa vời, và Người không thể là như vậy. Việc nhập thể đã mặc khải Người cách trọn vẹn trong một cách thế mà con người hoàn toàn không thể nghĩ được. Vì thế, khi bắt đầu sứ vụ của Người, Chúa Giêsu đã đặt chính Người ở hàng đầu của một đoàn dân sám hối, như thể Người có trách nhiệm mở ra một phạm vi mà tất cả chúng ta, sau Người, phải can đảm vượt qua. Nhưng con đường, hành trình thì thực khó khăn; nhưng Người đã đi đầu, mở lối. Giáo lý Giáo Hội Công Giáo giải thích rằng đây là điều mới lạ của thời viên mãn. “Đó là tính cách Người cầu nguyện với tình con thảo, một tình con thảo Chúa Cha mong thấy nơi thành phần con cái của mình, một thứ tình con thảo cuối cùng được Người Con Duy Nhất này, cùng với con người và cho con người, khiêm hạ thể hiện”. (số 2599). Chúa Giêsu cầu nguyện với chúng ta. Chúng ta hãy ghi nhớ điều này thật rõ rằng trong tâm trí của mình: Chúa Giêsu cầu nguyện với chúng ta.

Vào ngày đó, bên bờ sông Gio-đan, vì thế có tất cả nhân loại, với niềm khao khát cầu nguyện vô biên. Trên hết tất cả, có đó đoàn dân tội lỗi: những người đã nghĩ rằng Thiên Chúa không yêu thương họ, những người không dám bước qua cửa đền thờ, những người không cầu nguyện bởi họ thấy mình không có giá trị. Chúa Giêsu đã đến với mọi người, thậm chí với những người này, và hoàn toàn đúng như bậy, Người bắt đầu tham gia cùng họ. Ở hàng đầu.

Cụ thể, nơi Tin Mừng Luca đã làm nổi bật bầu khí cầu nguyện mà trong đó Chúa Giêsu chịu phép rửa “Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra (Mt 3,16). Bằng việc cầu nguyện, Chúa Giêsu mở cánh cửa trời, và Thánh Thần đã ngự xuống từ nơi Người đã mở. Và từ trên cao, có tiếng công bố sự thật tuyệt vời. “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người (c.17). Cụm từ đơn giản này chứng đựng một kho tàng vô cùng lớn lao; cho phép chúng ta lĩnh hội được một vài điều gì đó từ sứ vụ của Chúa Giêsu và nơi trái tim của Người, luôn luôn hướng về Chúa Cha. Vòng xoáy của cuộc đời và thế gian sẽ đến kết án Người, thậm chí những kinh nghiệm khó khăn nhất và đau khổ nhất Ngài cũng sẽ phải chịu đựng, thậm chí Người trải nghiệm được việc chẳng có một nơi để gối đầu (x. Mt 8,20), ngay cả khi hận thù, bắt bớ luôn rình rập quanh Người, thì Chúa Giêsu chẳng bao giờ có nơi ẩn náu: Người ngự đời đời trong Chúa Cha.

Đây là điều lớn lao độc nhất của lời cầu nguyện nơi Chúa Giêsu: Chúa Thánh Thần sở hữu ngôi vị nơi Người và tiếng nói của Chúa Cha chứng thực rằng Người là Con yêu dấu, Người Con phản ánh hoàn toàn Chúa Cha.

Lời cầu nguyện này của Chúa Giêsu, ở bên bờ sông Gio-đan, hoàn toàn mang tính ngôi vị - và như thế sẽ là cho tất cả đời sống trần thế của Người – trong Ngày Lễ Ngũ Tuần trở nên ân sủng của việc cầu nguyện cho tất cả những ai chịu phép rửa trong Chúa Ki-tô. Chính Người đã trao ban cho chúng ta quà tặng này, và Người mời gọi chúng ta cầu nguyện như Người đã cầu nguyện.

Vì thế, nếu trong giờ cầu nguyện buổi tối chúng ta cảm thấy uể oải và trống rỗng, nếu như đối với chúng ta cuộc sống hoàn toàn trở nên vô dụng, chúng ta phải ở lại trong thời khắc ấy, khẩn nài lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cũng là của chính chúng ta. “Hôm nay, con không thể cầu nguyện. Con không biết làm những gì: Con không cảm thấy gì hết, Con vô giá trị… trong giây phút đó, xin hãy để cho lời cầu nguyện của bạn đến với Chúa Giêsu là Chúa của tôi”. Và hãy tín thác bản thân bạn cho Người, Người có thể cầu nguyện cho chúng ta. Ngay lúc này, Chúa Giêsu đang ở trước Chúa Cha, cầu nguyện cho chúng ta, Người là Đấng chuyển cầu; Người cho Cha xem thấy những vết thương vì chúng ta. Chúng ta hãy tin tưởng vào điều này, điều thật lớn lao. Sau đó, chúng ta sẽ nghe, nếu chúng ta tin cậy, sau đó, chúng ta sẽ nghe tiếng nói từ trời, nói lớn hơn tiếng nói đang trổi lên từ bên trong của chúng ta, và chúng ta sẽ nghe tiếng nói này thầm thì những lời dịu dàng “Con là con yêu dấu của Thiên Chúa, con là một đứa con, con là niềm vui của Cha trên trời”. Tiếng nói ấy cho chúng ta, cho từng người chúng ta, vang dội lời của Chúa Cha: ngay cả khi chúng ta bị mọi người từ chối, là những tội nhân của những loại tội xấu xa nhất. Chúa Giêsu đã không xuống dòng nước của sông Gio-đan cho một mình Người, nhưng là cho tất cả chúng ta. Chính toàn thể dân Thiên Chúa đã đến sông Gio-đan để cầu nguyện, để xin tha tội, để đón nhận phép rửa sám hối. Và như thần học gia đã nói, họ đã tiếp cận sông Gio-đan với “một tâm hồn trần trụi và đôi chân trần”. Đây là một sự khiêm tốn. Cần có sự khiêm tốn khi cầu nguyện. Người đã mở cửa trời, như Mô-sê đã rẽ nước ở Biển Đỏ, để tất cả chúng ta có thể vượt qua, khi đi sau Chúa Giêsu. Chúa Giêsu cho chúng ta lời cầu nguyện của riêng Người, lời cầu nguyện của sự đối thoại yêu thương với Chúa Cha. Người đã trao cho chúng ta giống như hạt giống của Ba Ngôi Thiên Chúa, mong muốn hạt giống đó bén rễ trong tâm hồn chúng ta. Chúng ta hãy đón nhận Người. Chúng ta hãy đón nhận quà tặng này, quà tặng của lời cầu nguyện. Luôn luôn cầu nguyện với Người. Và chúng ta sẽ không sai sót. Xin cám ơn tất cả mọi người.

Nguồn: http://www.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2020/documents/papa-francesco_20201028_udienza-generale.html