$('.body .wrap-content .nhomtintuc').each(function() { $(this).find('header').insertBefore($(this).find('.img')).addClass('row p-2'); }); $(".body .wrap-content .nhomtintuc .card").removeClass("flex-sm-row"); $(".trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh header").insertBefore('.trangchu .wrap-content .ct13960 .tinchinh .tomtat'); $('.desktopversion header .navbar').removeClass("bg-success text-light").addClass("bg-light text-dark"); $('.desktopversion header .navbar .nav-pr').removeClass("text-light").addClass("text-dark");
»
Thời sự
»
»
Giáo hội Hoàn Vũ

Cầu nguyện thực sự là lòng thương xót, không đạo đức giả và thủ đoạn

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 352 | Cật nhập lần cuối: 2/14/2019 3:38:51 PM | RSS

Tiếp tục bài giáo lý về “Kinh Lạy Cha”, hôm thứ Tư vừa qua -13/2/2019- Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với các khách hành hương đang có mặt tại Sảnh đường Phaolo VI rằng “việc cầu nguyện thực hiện nơi thẳm sâu của một con tim mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể nhìn thấy. Đó là một cuộc đối thoại thầm lặng mà tình yêu nằm ở cốt lõi. Cầu nguyện là để mình nhìn vào Thiên Chúa, và để Thiên Chúa nhìn thấy mình.”

Lòng thương xót với những người khác.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định rằng trong cách thức này, người Kitô hữu không quên thế giới, nhưng hơn thế nữa họ đem cả những con người, những nhu cầu của thế giới vào trong lời cầu nguyện. Bằng cách này, người cầu nguyện nói với Thiên Chúa về nỗi đau khổ của ai đó mà họ gặp trong ngày.

“Nếu bạn không nhận ra rằng có rất nhiều người đau khổ, thì có nghĩa là trái tim của người đó đã bị khô cằn. Cảm thấy động lòng thương là những động từ trọng yếu của Tin Mừng.”

“Chúng ta hãy cật vấn bản thân: khi tôi cầu nguyện, tôi có mở lòng ra với tiếng khóc của nhiều người gần và đang sống xa tôi? Hay tôi nghĩ cầu nguyện như một loại thuốc mê để bạn có thể thư giãn?”

Đừng đạo đức giả

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Chúa Giêsu không muốn loại đạo đức giả. Lời cầu nguyện chân thật sẽ được hoàn thành trong sự thầm kín của lương tâm, của con tim: khó nhìn thấy được, mà chỉ mình Thiên Chúa mới có thể thấy…Cầu nguyện tránh sự giả dối: với Thiên Chúa giả vờ là điều không thể chấp nhận được”. Trước Thiên Chúa, thủ đoạn không có sức mạnh.

Không có chỗ cho chủ nghĩa cá nhân

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng trong kinh Lạy Cha, vắng bóng từ “Tôi/Con”. Thay vào đó, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện “ nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện”. Phần thứ hai của lời kinh này di chuyển từ “của Cha” đến “của chúng con”: cho chúng con lương thực hằng ngày; tha nợ cho chúng con”. Tất cả được dùng ở số nhiều, cho chúng ta thấy rằng lời cầu nguyện của người Ki tô hữu không bao giờ cầu xin bánh, lương thực cho một người, một cá nhân, nhưng luôn luôn là đại diện thay mặt những người khác. Không có chỗ cho chủ nghĩa cá nhân trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh, Chúa Giêsu làm cho chúng ta cầu nguyện, ngay cả đối với những người “dường như chẳng tìm kiếm Thiên Chúa”, bởi vì Thiên Chúa tìm kiếm những người này “hơn là bất kỳ ai khác”.

Biên dịch : Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P

Nguồn: https://www.vaticannews.va